Ngôi trường Ấn Độ nhận rác thải thay học phí, ‘trả lương’ cho học sinh

Đối với trẻ em đi học, mang theo túi nylon là khá bình thường. Có lẽ bạn sẽ cho rằng chúng chứa đầy sách, nhưng đối với một ngôi trường đặc biệt ở Ấn Độ, các em học sinh đến lớp đều mang theo một túi đầy rác.

(Ảnh: Akshar Foundation/FB)

Ấn Độ đang phải đối mặt với nạn rải thải nhựa, với khối lượng thải ra 26.000 tấn mỗi ngày. Ở huyện Pamohi, thuộc bang Assam phía đông bắc, người dân thường đốt rác để sưởi ấm vào những ngày mùa đông khắc nghiệt dưới chân núi Himalaya.

Ngôi trường nhận rác thải nhựa

Tuy nhiên, 3 năm trước, cô Parmita Sarma và anh Mazin Mukhtar đã đến nơi đây và lập nên ngôi trường Akshar Foundation với một ý tưởng táo bạo: đề nghị phụ huynh trả học phí bằng rác thải nhựa.

Anh Mazin từng làm kỹ sư hàng không, sau đó nghỉ việc để làm công tác cộng đồng, hỗ trợ các gia đình khó khăn ở Mỹ. Khi quay về Ấn Độ, anh gặp cô Parmita, một sinh viên tốt nghiệp ngành công tác xã hội.

(Ảnh: Akshar Foundation/FB)

Cùng nhau, họ đã phát triển ý tưởng về một ngôi trường cho cộng đồng, yêu cầu mỗi học sinh phải mang đến ít nhất 25 món rác thải mỗi tuần. Mặc dù ngôi trường này mang tính thiện nguyện và vận hành bằng các khoản đóng góp hảo tâm, việc nhận “học phí” bằng rác thải nhựa làm cho cộng đồng nơi đây gắn bó với ngôi trường hơn, rằng họ cũng đang đóng góp một phần công sức vào việc học của con em mình.

Hiện tại, trường có hơn 100 học sinh. Nó không chỉ tạo ra hiệu ứng tích cực với môi trường, mà còn bắt đầu cải biến cuộc sống của các hộ gia đình, xóa đi nạn sử dụng lao động trẻ em.

Học sinh được học cách trồng cây tại trường (Ảnh: Akshar Foundation/FB)

Thay vì phải bỏ học để đi làm việc vặt, làm trong mỏ đá ở địa phương với mức lương 2,5 đô la/ngày, các học sinh lớn có thể dạy cho trẻ em nhỏ tuổi hơn và nhận được lương của trường. Khi chúng học càng cao lên, tiền lương này cũng tăng theo.

“Ở các mỏ đá, những học sinh ngày được trả 150-200 rupee mỗi ngày. Chúng tôi không bao giờ có thể trả cao như vậy, thay vào đó, chúng tôi đề xuất mô hình dạy một-kèm-một, nơi những em lớn sẽ dạy kèm các em nhỏ hơn, và được nhận tiền đồ chơi có thể dùng để mua quà bánh, quần áo, đồ chơi, giày dép…” cô Parmita cho biết.

Các học sinh lớn dạy kèm các em nhỏ hơn (Ảnh: Akshar Foundation/FB)

Như vậy, các gia đình có thể cho phép con họ dành thời gian ở lại trường lâu hơn. Các em không chỉ học cách quản lý tiền bạc mà còn hiểu được quan niệm rằng học tập tốt sẽ mang lại nhiều tài chính hơn nữa.

>> Trường học Nhật Bản: Mỗi bữa trưa là 1 tiết học cuộc sống bổ ích (Video)

Chương trình học khác lạ

Được truyền cảm hứng bởi triết lý Nai Talim (giáo dục cơ bản cho tất cả) của Mahatma Gandhi, chương trình học ở trường Akshar pha trộn giữa các môn học kiến thức truyền thống với huấn luyện kỹ năng thực tế. Mục tiêu là giúp các em có thể tự hỗ trợ bản thân qua các cấp học, vào đại học hay tìm cơ hội được nhận học việc.

“Một trong những vấn đề lớn của ngành là việc giáo dục có hữu ích không. Những đứa trẻ này cần sự pha trộn phù hợp giữa kiến thức lý thuyết và thực hành, có thể giúp chúng học đủ kỹ năng để làm nhiều loại công việc khác nhau,” anh Mazin cho biết.

Thời khóa biểu cho 1 ngày đặc trưng ở trường Akshar

Giáo dục kỹ năng bao gồm: học cách lắp đặt và vận hành pin mặt trời, giúp đỡ trường kinh doanh trang trí tiểu cảnh – làm đẹp các khu vực công cộng của địa phương, học thêu, làm mộc, múa, hát, trồng cây organic… Trường cũng hợp tác với một tổ chức từ thiện về công nghệ để trang bị cho các em máy tính bảng và các tư liệu học tập tương tác để làm quen với các thiết bị thời đại số.

Không giống như các ngôi trường truyền thống, Akshar không có lớp học chia theo tuổi, mà hoàn toàn dựa trên mức độ kiến thức của học sinh.

“Chúng tôi không giống các trường thông thường, và điều đó rõ ràng ngay từ khi bạn bước vào. Ở đây, bạn sẽ thấy các học sinh theo học các lớp mở dưới mái nhà tre. Ý tưởng là giúp phá vỡ ý tưởng cũ về giáo dục. Và như vậy, thay vì lớp học chia theo tuổi, chúng tôi chia theo cấp độ kiến thức, nơi các em thuộc nhiều lứa tuổi học cùng một lớp,” cô Parmita cho biết.

(Ảnh: Akshar Foundation/FB)

Ngoài lớp học, một số em còn duy trì một trung tâm cứu hộ và chăm sóc động vật – chuyên cứu chữa và nuôi dưỡng các con chó bị bỏ rơi, tìm gia đình mới cho chúng. Còn trung tâm tái chế của trường thì sản xuất các loại gạch từ rác thải để dùng trong các dự án xây dựng đơn giản cho khuôn viên trường.

(Ảnh: Akshar Foundation/FB)

2 nhà sáng lập trường Akshar đã mang cách làm của họ tới thủ đô Delhi, giúp một ngôi trường khó khăn xoay chuyển tình thế chỉ trong 6 tháng. Họ dự tính sẽ lập thêm 5 ngôi trường như Akshar trong năm tới, còn mục tiêu dài hạn là tạo ra cuộc cách mạng trong các trường công lập ở Ấn Độ.

Anh Mazin và cô Parmita đã kết hôn năm 2018, họ mong muốn mang mô hình này ra khắp đất nước

Video về trường Akshar:

Theo World Economic Forum, thebetterindia.com,
Phong Trần tổng hợp

Published by

Recent Posts

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

8 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

18 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

23 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

23 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

33 phút ago