Những loài cá “siêu đen” dưới đáy đại dương hấp thụ ánh sáng như thế nào?

Một số loài sinh vật có thể tồn tại ở những khu vực sâu nhất của đại dương, nơi hầu như không có ánh sáng chiếu tới. Mới đây, các nhà khoa học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ (thuộc viện Smithsonian) và Đại học Duke đã giải mã thành công khả năng hấp thụ đến 99,5% ánh sáng của chúng, qua đó mở ra cơ hội cải tiến về công nghệ quang học và ngụy trang.

Rồng đen Thái Bình Dương, một trong những loài cá “siêu đen” (Ảnh: Karen Osborn/Smithsonian)

Cụ thể, dưới môi trường biển sâu, họ đã phát hiện thấy 16 loài cá biển (thuộc 6 bộ cá khác nhau) có hình thù kỳ dị và đáng sợ như cá rồng đen Thái Bình Dương, cá răng nanh, cá cần câu. Theo báo cáo trên tạp chí Current Biology, nhóm nghiên cứu do hai nhà khoa học Karen Osborn và Sönke Johnsen dẫn đầu cho biết lớp da của những sinh vật này có cách thức sắp xếp hạt chứa sắc tố vô cùng độc đáo.

Cụ thể, bằng cách “đóng gói” các melanosome (tế bào sắc tố chứa đầy melanin) thành những lớp dày đặc ngay sát bề mặt da, cá “siêu đen” có thể đảm bảo tất cả ánh sáng chiếu vào chúng đều có thể chạm vào lớp da này. Với hình dạng, kích thước và sự sắp xếp hoàn hảo, các melanosome tựa như một lớp ngăn không cho ánh sáng thoát ra ngoài. Nhờ đó, chúng có thể hấp thụ gần như toàn bộ ánh sáng, trở nên “tàng hình” dưới đáy đại dương và tránh được những kẻ săn mồi sử dụng phát quang sinh học.

Cá răng nanh Anoplogaster cornuta. (Ảnh: Karen Osborn/Smithsonian)

Bà Osborn lần đầu quan tâm đến da cá khi chụp ảnh một số con cá đen mà nhóm của mình bắt được trong quá trình lấy mẫu dưới biển sâu. Dù sử dụng những thiết bị tân tiến, các nhà nghiên cứu vẫn không thể chụp được bất kỳ chi tiết nào của sinh vật. “Không quan trọng bạn thiết lập ánh sáng như thế nào, chúng sẽ hút hết ánh sáng của máy ảnh,” bà Osborn cho hay.

Những phép đo đạc trong phòng thí nghiệm đã giải thích nguyên nhân của hiện tượng này. Trên thực tế, những con cá đen đã hấp thụ hơn 99,5% ánh sáng chiếu vào bề mặt của chúng, tức là chỉ có 0,05% ánh sáng chiếu vào được phản xạ trở lại. “Điều đó có nghĩa là chúng có làn da siêu đen, đen hơn cả giấy đen, băng dính đen và những lốp xe mới,” bà cho biết thêm.

>> Vì sao Nam Cực lại có hóa thạch khủng long và động thực vật phong phú?

Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện mới này có thể được ứng dụng để tạo ra những vật liệu nhân tạo siêu đen, linh hoạt nhằm cải tiến công nghệ quang học và ngụy trang trong tương lai.      

Phan Anh (tổng hợp)

Published by

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

43 phút ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

2 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

2 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

3 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

4 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

5 giờ ago