Phát hiện mới về hóa thạch người ở Nam Phi, thuyết tiến hóa đối mặt với thách thức

Hóa thạch của tổ tiên loài người được tìm thấy gần đây trong một hang động ở Nam Phi được cho là sớm hơn 1 triệu năm so với ước tính ban đầu. Phát hiện này đã làm lung lay hiểu biết của khoa học hiện nay về nguồn gốc cũng như sự tiến hóa của con người.

(Ảnh minh họa: Walter Kopplinger/Shutterstock)

Cụ thể, hóa thạch từ Hang Sterkfontein, thuộc chi Australopithecus, ban đầu được cho là có niên đại từ 2 đến 2,6 triệu năm trước. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật mới để xác định niên đại của các hóa thạch. Kết quả là, họ phát hiện ra rằng chúng có niên đại từ 3,4 đến 3,6 triệu năm trước, theo một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ (PNAS) vào hôm 27/6 vừa qua. Xác định niên đại mới khiến những hóa thạch này lâu đời hơn so với hóa thạch Lucy nổi tiếng ở Ethiopia, có niên đại 3,2 triệu năm.

Các hóa thạch này được tìm thấy từ “Member 4” (Thành viên 4) của mỏ đá Sterkfontein, nơi có trữ lượng hóa thạch người Australopithecus phong phú nhất trên thế giới. Hóa thạch người Australopithecus đầu tiên được tìm thấy trong các hang động vào năm 1936, cho đến nay đã khai quật được hàng trăm hóa thạch khác kể từ khi đó.

Các phương pháp xác định niên đại trước đây của hóa thạch Thành viên 4 dựa trên trầm tích đá chảy canxit được phát hiện trong lòng hang. Tuy nhiên, sau khi tiến hành quan sát cẩn thận, phương pháp này đã đánh giá thấp tuổi của hóa thạch. Nghiên cứu mới đã sử dụng sự phân rã phóng xạ của các đồng vị hiếm như berili-10 và nhôm-26 trong khoáng thạch anh để xác định niên đại của hóa thạch.

“Các đồng vị phóng xạ này, được gọi là nuclide vũ trụ, được tạo ra bởi các phản ứng tia vũ trụ năng lượng cao gần bề mặt mặt đất và sự phân rã phóng xạ của chúng có niên đại khi các tảng đá được chôn trong hang động khi chúng rơi xuống lối vào cùng với các hóa thạch”, Darryl Granger tại Đại học Purdue ở Mỹ, tác giả chính của bài báo, cho biết trong một bản tin ngày 27/6 được công bố tại EurekaAlert.

Việc xác định niên đại mới có ý nghĩa quan trọng đối với thuyết tiến hóa chủng người hominin. Được biết, Hominin là một thuật ngữ dùng để chỉ chủng người Hominin, mà trong đó chỉ còn tồn tại một chi cho đến hiện tại – dòng Homo Sapiens xuất hiện cách đây khoảng 300.000 năm trước, là nguồn gốc của con người hiện tại.

Các chủng người hominin sớm hơn như Homosapiens và Paranthropus có niên đại khoảng 2 đến 2,8 triệu năm. Dựa trên các niên đại trước đó, chủng người Australopithecus Nam Phi được cho là không phải là tổ tiên của họ. Homosapiens và Paranthropus được xem là có nhiều khả năng tiến hóa ở Đông Phi.

Việc xác định niên đại mới này đã cho thấy rằng chi Australopithecus Nam Phi từng tồn tại sớm hơn trước đó 1 triệu năm, và điều này trở thành nghi vấn đối với nhà khoa học về nguồn gốc cũng như sự tiến hóa của loài người.

Trà Vân

https://trithucvn2.net/videos/video-vi-sao-trung-quoc-bi-am-anh-voi-viec-thong-nhat-dai-loan.html#gsc.tab=0

Trà Vân

Published by
Trà Vân

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

46 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago