Tháng 12/2017, phi hành gia 41 tuổi người Nhật Bản – Norishige Kanai – đã bắt đầu làm việc và sinh sống Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Ngày 9/1, anh thông báo trên Twitter của mình một cách kinh ngạc, “Trong thời gian khoảng 3 tuần, chiều cao của tôi đã tăng lên 9cm!” Cơ quan Nghiên cứu Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết, tình trạng này là cực kỳ hiếm thấy.
Theo JAXA, nguyên nhân chính làm xuất hiện tình huống này là do trạng thái không trọng lực trong không gian vũ trụ đã làm xương sụn giữa các đốt sống trở nên dài hơn. Tuy nhiên, sự phát triển này chỉ ở khoảng 1-2cm, từ trước tới nay chưa từng có trường hợp nào phát triển đến 9cm.
Anh Norishige Kanai sẽ quay về Trái Đất trên Tàu vũ trụ Soyuz vào tháng 6 tới. Tuy nhiên, chiếc ghế chuyên dụng mà anh ngồi dược chế tạo đặc biệt dựa vào vóc dáng cơ thể trước khi xuất phát, vì vậy anh nói một cách đầy nghi hoặc, “Tôi hơi lo lắng rằng mình có thể sẽ không ngồi vừa chỗ trên Soyuz khi quay về.”
Nhưng 1 vài ngày tiếp theo – khi báo chí đều đã đưa tin theo dòng Twitter của phi hành gia Nhật Bản, anh đã xin lỗi, nói rằng mình đã đo lại chiều cao sau khi trưởng nhóm đặt nghi vấn, và theo kết quả thu được, anh chỉ cao thêm 2cm.
“Việc đo sai này dường như đã trở thành vấn đề lớn, vậy nên tôi phải xin lỗi vì tin tức giả tệ hại này,” anh đăng trên Twitter mà không kèm theo lời giải thích rõ ràng hơn.
“Có vẻ tôi vẫn ngồi vừa trên Soyuz, tôi không còn lo nữa.”
Theo thông tin được đăng trên Tạp chí Scientific American, kết quả công trình nghiên cứu bước đầu về thai nhi song sinh của Cục hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy, du hành vũ trụ có ảnh hưởng rất mạnh đến phương thức biểu hiện gen.
Phi hành gia khi đi vào không gian sẽ xảy ra các thay đổi cơ thể như cơ bị teo, mật độ xương giảm hoặc thị giác kém. Ảnh hưởng khác nữa là chức năng của hệ thống huyết quản trở nên chậm, hồng cầu sinh ra cũng ít, hệ thống miễn dịch cũng suy yếu.
NASA hy vọng có thể tìm hiểu kỹ được những ảnh hưởng về sinh lý và tâm lý đối với tất cả các phi hành gia đi vào vũ trụ, để làm bước chuẩn bị tốt hơn nữa cho nhiệm vụ đặt chân lên sao Hỏa hoặc điểm đến xa hơn thế nữa.
Tháng 3/2015 đến tháng 3/2016, phi hành gia Scott Kelly đã sinh sống được gần 1 năm trong trạm không gian, người anh em song sinh của ông là Mark Kelly đã tham gia vào một nhóm để đối chiếu, cùng nghiên cứu về thay đổi khi cơ thể người bay vào vũ trụ.
Nhà nghiên cứu chính của công trình “Nghiên cứu song sinh”, Chris Mason thuộc Đại học y Cornell nói trong một bản tuyên bố rằng: “Chúng tôi nhìn thấy được một hiện tượng khiến người ta vô cùng phấn khích từ góc độ biểu hiện gen, một khi con người đi vào không gian, sẽ phát sinh các loại biến hóa, nó giống như pháo hoa nổ, thông qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi đã thấy được hàng ngàn gen bị thay đổi đóng mở thế nào.”
Được biết, một khi nhà du hành vũ trụ đi vào không gian, thì sẽ xảy ra tình huống này, trong đó có một số thay đổi vẫn sẽ tiếp tục diễn ra khi trở về Trái Đất. Lấy ví dụ, Chris Mason và nhóm nghiên cứu của mình phát hiện rằng sự methyl hóa các gen của Scott Kelly có sự gia tăng, điều này thông thường sẽ ức chế quá trình hoạt hóa gen.
Nhóm nghiên cứu cũng đang mở rộng nghiên cứu bao gồm 10 cuộc điều tra “nghiên cứu thai song sinh” riêng lẻ để tiếp tục đưa ra đánh giá. Lãnh đạo của NASA cho biết, năm 2018 sẽ công bố kết quả cuối cùng.
Trí Đạt tổng hợp
Xem thêm:
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…