Khoa Học - Công Nghệ

Quan chức EU: Mỹ và Trung Quốc sử dụng AI theo giá trị quan khác nhau

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm ngoái, trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh ChatGPT đã là tâm điểm, nhưng năm nay dù mọi người vẫn vui mừng về tiềm năng kinh tế vô hạn của công nghệ này thì cũng đang tỉnh táo hơn về những rủi ro.

Dù phấn chấn về tiềm năng kinh tế vô hạn của AI, loài người cũng đang đưa ra đánh giá tỉnh táo hơn về những rủi ro (Ảnh minh họa: Deemerwha studio / Shutterstock)

Khó đạt được đồng thuận

Khi nói chuyện với các quan chức chính sách khoa học và công nghệ EU hôm 17/1 (thứ Tư), cố vấn trưởng khoa học Nhà Trắng Arati Prabhakar cho biết rằng, đồng thuận mà các nước có thể đạt được ở giai đoạn này là AI phải “ đáng tin cậy, hiệu quả, an toàn, kiểm soát được”.

Nhưng bà cũng thừa nhận rằng phạm vi ứng dụng AI của mỗi nước phản ánh những giá trị riêng của nước sử dụng. Bà nói: “Cho dù là sử dụng trong lĩnh vực kinh tế hay cho mục đích quốc phòng và quân sự, không thể phủ nhận các khu vực trên thế giới đang sử dụng công nghệ mạnh mẽ này theo những cách phản ánh giá trị của riêng mình”.

Bà Prabhakar nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của mình, không cho phép các đối thủ tiềm năng sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất của chúng tôi cho mục đích quân sự, đồng thời đối với nhiều ứng dụng khác, chúng tôi biết rằng chúng tôi sẽ vẫn là một đối tác thương mại quan trọng”.

Trong bài phát biểu một ngày trước đó tại Diễn đàn WEF, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác để phát triển và quản lý AI trong tương lai. Ông đề nghị: “Chúng ta phải vạch ra giới hạn hoặc giới hạn đỏ cho việc phát triển AI, các bên không được vượt qua giới hạn này”.

Những năm gần đây chính quyền Trung Quốc đã xây dựng một số quy định về việc quản lý giám sát các sản phẩm AI tạo sinh trong các khả năng về mặt giả mạo sâu và thuật toán. Tháng 12/2023, các nước thành viên Ủy ban châu Âu cũng đã đạt được thỏa thuận về Đạo luật AI (AI Act), trong đó yêu cầu đảm bảo các ứng dụng AI được đưa ra thị trường phải an toàn và đáng tin cậy.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Vera Jourova của Ủy ban Minh bạch Chính sách và Giá trị EU cũng cho biết tại Davos vào ngày 17 rằng, EU và Trung Quốc có những triết lý khác nhau. Mặc dù các quy định do Bắc Kinh đưa ra tương tự như các quy định ở phương Tây về mặt nghĩa đen, nhưng điểm xuất phát cho việc quản trị AI lại khá khác nhau.

Bà nói, “(Bắc Kinh) muốn sử dụng công nghệ AI để kiểm soát xã hội (cuộc sống của người dân). Nhưng vấn đề là chính phủ nên được phép tiến xa đến mức nào trong việc sử dụng AI, đặc biệt là trong lĩnh vực thực thi pháp luật. Triết lý của chúng tôi là bảo vệ mọi công dân đồng thời cân bằng nó với các biện pháp an ninh quốc gia”.

Bà Jourova lưu ý: “Ở những lĩnh vực này, chúng tôi sẽ không có ngôn ngữ chung với chính quyền Trung Quốc”.

Kiểm soát hoạt động đầu tư vào Trung Quốc

Kể từ chính quyền Trump, Mỹ đã khởi xướng các biện pháp nghiêm ngặt kiểm soát xuất khẩu công nghệ đối với Trung Quốc, mục đích để hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ chip bán dẫn tiên tiến. Năm ngoái, chính quyền Tổng thống Biden cũng công bố hạn chế đầu tư vào Trung Quốc, chủ yếu nhắm vào các lĩnh vực như chất bán dẫn, điện toán lượng tử và AI.

Mới hôm thứ Tư (17/1), nhiều thành viên Quốc hội Mỹ đã yêu cầu Quốc hội thông qua luật lưỡng đảng để hạn chế đầu tư của các công ty Mỹ vào công nghệ Trung Quốc.

Theo VOA, Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Michael McCaul – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, phát biểu tại một phiên điều trần lập pháp ngày hôm đó, “Quân đội và các cơ quan giám sát của nhà cầm quyền Trung Quốc đang khai thác những sơ hở trong chính sách của chúng tôi để thu được hàng tỷ đô la đầu tư và tri thức liên quan của Mỹ… Chúng tôi biết rằng đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc không làm cho Trung Quốc dân chủ hơn… Trái lại, nhà cầm quyền Trung Quốc có thể sử dụng nó cho mục đích quân sự hoặc giám sát chống lại chúng tôi”.

Dân biểu Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện là Gregory Meeks nói thêm rằng, bước quan trọng đầu tiên có thể kể là lệnh hành pháp do chính quyền Tổng thống Biden ban hành vào tháng 8 năm ngoái liên quan các công ty Mỹ ở Trung Quốc đầu tư một số loại hình nhất định như sản xuất chất bán dẫn, máy tính lượng tử, ứng dụng AI…  Các chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung cảnh báo với Hạ viện Mỹ rằng còn nhiều việc hơn nữa phải làm.

Lệnh hành pháp liên quan Trung Quốc này hiện nhận được sự ủng hộ từ các nhóm bảo thủ và chính quyền Tổng thống Biden, nhưng các nhà lập pháp Mỹ hy vọng có thể được thông qua và được ký thành luật chính thức.

Trình Phàm

Published by
Trình Phàm

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

2 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

3 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

4 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

5 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

6 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

6 giờ ago