Mặt trăng máu là mặt trăng màu máu đỏ tươi. Các cơ quan khí tượng đa quốc gia và các nhà thiên văn học cho biết, một “mặt trăng máu” sẽ xuất hiện vào ngày 26/5 năm nay. Cảnh tượng hiếm có về nguyệt thực toàn phần gặp “siêu mặt trăng máu” sẽ diễn ra trên bầu trời.
Trong các nền văn hóa phương Đông và phương Tây, “mặt trăng máu” được coi là một thiên tượng rất hung hiểm, khi xuất hiện, nó báo hiệu sẽ mang đến nhiều thiên tai nhân họa cho nhân loại. Trong “Kinh thánh” cũng ghi chép về các mặt trăng máu, hầu hết chúng đều là dấu hiệu cho ngày tận thế.
“Siêu Mặt trăng” đầu tiên trong năm nay xuất hiện vào ngày 27/4. Đài thiên văn thành phố Đài Bắc tuyên bố rằng “Siêu Mặt trăng” thứ hai trong năm nay sẽ ‘đăng đàn’ vào ngày 26/5. Lúc này còn xuất hiện hiện tượng mặt trăng máu của nguyệt thực toàn phần, được gọi chung là “siêu mặt trăng máu”.
Theo báo cáo, nguyệt thực toàn phần có thể được nhìn thấy ở Châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Đông Á, New Zealand.
Theo quan điểm thiên văn, trăng máu được hình thành do mặt trăng di chuyển vào vùng bóng tối của trái đất (hay còn gọi là umbra). Nơi đó không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Do khí quyển hấp thụ tất cả các ánh sáng tím, lam, lục, vàng, chỉ duy nhất ánh sáng đỏ có thể xuyên qua, và khúc xạ tới bề mặt của mặt trăng. Điều này sẽ tạo thành một mặt trăng màu đỏ sẫm, hay còn gọi là “nguyệt thực toàn phần.”
Tuy nhiên, trăng máu thường được coi là điềm báo trước cho những thảm họa, hoặc những sự kiện bất thường xảy ra trong các tôn giáo và văn hóa dân gian trên thế giới. Cô Đường Ỷ Dương (Jesse Tang), chuyên gia chiêm tinh, từng nói rằng nhật thực hay nguyệt thực đại diện cho “năng lượng không tốt lành” trong các hiện tượng thiên văn. Vì sao hỏa và mặt trời đối nghịch nhau, đồng nghĩa với những chấn thương, xung đột, thậm chí bạo lực xảy ra, và mang đến nhiều điều phiền toái. Do vậy cô khuyến nghị mọi người không nên xem thì tốt hơn.
Trong văn hóa phương Tây, mặt trăng máu được tiên đoán trong Khải huyền của Gioan (theo một số bản dịch: “Sự mặc khải của Chúa Giêsu Kitô qua Gioan”) rằng: “Con Chiên mở Niêm Ấn thứ sáu thì có một trận động đất lớn, Mặt Trời trở thành màu đen như vải sợi dệt bằng cây gai, và Mặt Trăng thì trở thành đỏ như máu; các ngôi sao trên bầu trời rơi xuống Trái Đất. Bầu trời được tách ra, núi và hải đảo di chuyển ra khỏi vị trí. Mọi vua chúa trần gian, vương hầu, khanh tướng phải trốn vào hang để khuất mắt khỏi Người ngồi trên ngai vàng và tránh cơn thịnh nộ của Con Chiên.” Mặt trăng máu đều được sánh với dấu hiệu của “ngày tận thế”.
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc cổ đại, mặt trăng đỏ là khoảng thời gian u ám nhất, giá lạnh nhất. Điều này cho thấy tại thế gian chính khí yếu, tà khí vượng, oán khí thịnh và hận thù mạnh. Gió và mây thay đổi mạnh mẽ, sông núi gào thét; thiên hạ hỗn loạn, ánh lửa bừng sáng tứ phương. Chính vì vậy mới có câu “Thấy trăng máu, yêu nghiệt hiện.”
Người xưa có câu: “Mặt trăng sáng chói, mũi tên xuyên bóng tối, thiên tai giáng xuống.” Nghĩa là, lúc bình trường trái đất ở trong trạng thái âm dương, ngũ hành cân bằng, nên vạn vật mới có thể sinh sôi, phát triển một cách có trật tự. Nhưng khi xảy ra nguyệt thực toàn phần, ngũ hành của trái đất bị ảnh hưởng, trường khí của trái đất trở nên rối loạn, như vậy tai họa ắt sẽ sinh. Mặt trăng là âm, chủ về sát, màu đỏ tượng trưng cho máu vắt ngang lưng trời là điềm đại hung.
“Đại Chính Tạng Kinh” viết: “Nếu xuất hiện nhật, thực nguyệt thực một phần ở biên giới quốc gia; hoặc năm ngôi sao mất đi hình dạng và màu sắc, trở nên biến dị; hoặc sao xấu là sao Chổi, sao Bột (một loại sao Chổi phát sáng tứ phía) trấn yểm số mệnh của bậc vương giả và các quý nhân; hoặc mặt trời và mặt trăng bị tổn hao trong cung bản mệnh, lúc này nên dùng lời dạy này để giải trừ tai họa. Bởi ắt sẽ gặp đại dịch hoành hành, ma quỷ gây nhiễu loạn, hoặc ngoại binh, trộm cướp xâm lược quốc gia.” “Nhật thực, nguyệt thực một phần” ở đây chính là sự xuất hiện của “nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần” trong thiên văn học hiện đại. Lúc này đại dịch sẽ hoành hành, hoặc người dân sẽ gặp phải họa binh đao.
Cuốn “Khai Nguyên Chiêm Kinh” cũng đề cập rằng “mặt trăng đỏ” tượng trưng cho tranh chấp và binh đao, cũng sẽ khiến những nhân vật chủ chốt của quốc gia vong mệnh. Nghĩa là “Quốc gia đổi chủ, đại thần sẽ vong, lúc này ắt có họa binh đao”. Người châu Âu tin rằng trăng máu sẽ đánh thức sự ma lực của bóng tối. Người Ấn Độ cũng tin rằng trăng máu là điềm báo trước đại họa.
Trong nhiều lời tiên tri trải dài trong lịch sử ngàn năm của Trung Quốc, “mặt trăng máu” tượng trưng rằng thiên hạ sẽ xuất sinh đại ôn dịch, chiến loạn, quốc nạn, động đất và nhiều thiên tai khác. Ở Trung Quốc và trên toàn thế giới có vô vàn ghi chép về điều này. Có một vài ví dụ như sau:
Ngày 18/5/498 sau Công Nguyên đã có trăng máu. Đây là lần đầu tiên nguyệt thực toàn phần được ghi lại một cách chính xác. Ba ngày sau khi trăng máu xuất hiện, Vương Kính, quan Đại tư mã nhà Tề đã phát động một cuộc nổi loạn. Từ đó mặt trăng máu đồng nghĩa với điềm xấu. Ngày 6/9/499, sau sự kiện Vương Kính, một mặt trăng máu cũng xuất hiện, quân Tiêu Dao phản loạn bị đánh bại, phải tự sát.
Ngày 6/9/499 sau Công nguyên, hơn một năm sau khi mặt trăng máu cuối cùng xuất hiện, một mặt trăng máu khác lại đến. Cùng ngày hôm đó, Sử An Vương Tiêu Dao Quang khởi binh tạo phản, binh bại thân vong. Đối với Tiêu Dao Quang mà nói, đây quả thực là điềm đại hung.
Ngày 24/4/1644, tức ngày 18/3 hoàng lịch năm Sùng Trinh thứ 17 của triều Minh, mặt trăng máu lại xuất hiện. Mặt trăng lúc đó được mô tả bằng 4 chữ “Trăng đỏ như máu”. Hơn nữa, một sự kiện lớn cũng xảy ra vào đêm hôm đó, hàng trăm ngàn quân nông dân của Lý Tự Thành đã công phá Bắc Kinh. Hoàng đế Sùng Trinh thấy đại cục đã tận, bèn chọn con đường cùng diệt vong với triều Minh. Ông đuổi hết cẩm y vệ quanh mình ra ngoài và treo cổ tự vẫn.
Đầu tháng 10/1911, Bắc Kinh và Thiên Tân lại xuất hiện một mặt trăng đỏ như máu. Không lâu sau cuộc khởi nghĩa Vũ Xương nổ ra, các tỉnh lần lượt thoát khỏi sự cai trị của nhà Thanh.
Đến thời cận đại, đã hơn một lần xảy ra các sự kiện lớn trên thế giới sau khi mặt trăng máu xuất hiện. Ví như cảnh tượng trăng máu xảy ra vào ngày 15/4/2014. Ngay hôm sau, thảm kịch đắm tàu “MV Sewol” của Hàn Quốc khiến 304 người thiệt mạng, gây chấn động thế giới. Khi trăng máu xuất hiện năm 2003, dịch SARS bùng phát ở Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 1967 lại xảy ra cuộc chiến kéo dài 6 ngày giữa Israel và các nước Ả Rập. Nhiều sự trùng hợp cũng khiến người ta không thể không liên tưởng trăng máu với những điềm gở.
Mục Dao, Vision Times
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…