Trong lần thử nghiệm thứ 4 vào ngày 6/6/2024 (thứ Năm), tàu vũ trụ Starship hạng siêu nặng của công ty SpaceX đã trải qua chuyến bay siêu thanh từ vũ trụ trở về Trái đất, đạt được màn trình diễn hạ cánh mang tính đột phá ở Ấn Độ Dương, đã thành công hoàn thành nhiệm vụ thử nghiệm trên phạm vi toàn cầu, thiết lập nhiều cột mốc quan trọng. NASA cho biết cuộc thử nghiệm hôm thứ Năm tiếp tục thúc đẩy mục tiêu đưa con người trở lại Mặt trăng.
Starship của SpaceX là tàu vũ trụ vận tải mạnh nhất từng được chế tạo, trong đợt phóng thử nghiệm lần 4 diễn ra vào thứ Năm đã đạt được mục tiêu quan trọng, chứng minh khả năng tái sử dụng của phương tiện này.
Như một phần trong nỗ lực trị giá hàng tỷ đô la của SpaceX nhằm chế tạo được phương tiện đổ bộ Mặt trăng có thể tái sử dụng khi về Trái đất, tàu vũ trụ Starship được phóng từ Texas và lao xuống Ấn Độ Dương thành công 65 phút sau đó.
Hệ thống tên lửa hai tầng mang Starship cao gần 400 feet (120 mét), phóng từ bãi phóng Starbase của SpaceX gần làng Boca Chica ở miền nam Texas, đã phát một làn sóng xung kích mạnh mẽ qua eo biển Mexico.
Bộ tăng tốc tên lửa siêu nặng tách khỏi tầng trên của phi thuyền ở độ cao 74 km, sau đó phi thuyền Starship khởi động động cơ và bay xa hơn vào không gian. Cùng lúc đó, tên lửa đẩy siêu nặng quay trở lại Vịnh Mexico và hạ cánh thành công.
Trong không gian, chương trình phát sóng trực tiếp của SpaceX cho thấy phi thuyền được trang bị camera đang lướt với tốc độ mỗi giờ 16.000 dặm (25.750 km), sau khi bay vòng quanh một nửa Trái đất ở độ cao khoảng 200 km (125 dặm) đã quay trở lại tầng khí quyển Trái đất thành công và hạ xuống Ấn Độ Dương – một minh chứng quan trọng về thiết kế có thể tái sử dụng.
Ba nhiệm vụ thử nghiệm Starship trước đó đã kết thúc trong các vụ nổ hoặc tan vỡ. Lần phóng đầu tiên vào tháng 4/2023 đã phát nổ vài phút sau khi cất cánh cách mặt đất khoảng 25 dặm (40 km), trong khi lần thử thứ hai vào tháng 11/2023 đã phát nổ sau khi đi vào vũ trụ. Tên lửa đã bay xa hơn trong chuyến bay thử nghiệm thứ ba vào tháng Ba năm nay, tuy nhiên đã bị tan vỡ khi quay trở lại khí quyển ở độ cao khoảng 64 km (40 dặm) phía trên Ấn Độ Dương.
Trong chuyến bay thử vào ngày thứ Năm, tên lửa này đã đạt được nhiều cột mốc quan trọng, bao gồm việc tàu vũ trụ Starship sống sót dưới nhiệt độ cực cao khi quay trở lại tầng khí quyển, cũng như thành công trong việc đưa tàu vũ trụ và bộ phận đẩy xuống mặt đất.
Sau khi tách khỏi tàu vũ trụ, tên lửa đẩy Super Heavy cũng lần đầu tiên hạ cánh thành công và rơi nhẹ nhàng xuống Vịnh Mexico khoảng 8 phút sau khi phóng.
Đồng thời, tàu Starship đã đi vào quỹ đạo thành công. Khoảng 50 phút sau khi phóng, tàu vũ trụ bắt đầu quá trình trở lại bầu khí quyển có kiểm soát. Khi tấm chắn nhiệt của tàu vũ trụ chống lại nhiệt độ khắc nghiệt của bầu khí quyển Trái đất có thể thấy các cụm plasma màu sắc rực rỡ xung quanh tàu vũ trụ như màu cam, đỏ, xanh lam-tím và xanh lục – cho thấy ma sát của tàu vũ trụ trong bầu khí quyển Trái đất.
Các vệ tinh Starlink của công ty SpaceX giúp kích hoạt khả năng phát sóng trực tiếp vẫn duy trì hoạt động trong quá trình tàu quay lại, tuy nhiên vách ngăn trên Starship gần tầm nhìn của camera dường như bị cháy sém khiến các hạt vật chất đã chặn một phần trường nhìn của camera.
Trong bối cảnh quá trình hạ cánh của Starship bị chậm lại do ma sát dữ dội của khí quyển, các mảnh kim loại và tấm chắn nhiệt hình lục giác bắt đầu bay ra ngoài, cánh lái của tên lửa dù chỉ còn khung xương nhưng chúng vẫn hoạt động tốt.
Starship khởi động lại động cơ khi hạ cánh, tự lật thẳng lên khi hạ lao xuống Ấn Độ Dương như thể nó đang hạ cánh trên mặt đất hoặc Mặt trăng…
Việc đưa Starship trở lại bầu khí quyển là mục tiêu lớn nhất của sứ mệnh. CEO Musk của SpaceX đã đăng tin lên mạng xã hội sau khi tàu vũ trụ trở về thành công: Mặc dù ma sát dữ dội của khí quyển khiến một số phần của Starship bị tan vỡ, nhưng con tàu đã hạ cánh thành công xuống đại dương một cách nhẹ nhàng!.
Quản trị viên NASA Bill Nelson cũng chia sẻ một bài đăng trên X chúc mừng chuyến bay thử nghiệm: “Xin chúc mừng @SpaceX về chuyến bay thử nghiệm thành công của Starship sáng nay! Với #Artemis, chúng ta đã tiến một bước gần hơn đến việc đưa con người trở lại Mặt trăng, và sau đó hướng tới Sao Hỏa”.
Tên lửa được bao phủ một phần bằng hàng trăm viên gạch gốm nhỏ màu đen, chúng được thiết kế để chịu được nhiệt độ khắc nghiệt gặp phải khi di chuyển qua bầu khí quyển Trái đất với tốc độ siêu thanh.
Thiết kế tên lửa cho Starship này rẻ hơn và mạnh hơn tên lửa Falcon 9 chủ lực của SpaceX, nó đại diện cho tương lai của hoạt động phóng vệ tinh và kinh doanh phi hành gia do công ty thống trị. NASA sẽ sử dụng nó trong vài năm tới để đưa phi hành gia lên Mặt trăng.
NASA sẽ dựa vào các phi thuyền của SpaceX và có kế hoạch đưa phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2026, cạnh tranh với kế hoạch đưa phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2030 từ Trung Quốc. Bằng cách sử dụng tàu Dragon được phóng bởi tên lửa Falcon 9, SpaceX thường xuyên giúp NASA vận chuyển các phi hành gia đến và đi từ Trạm vũ trụ quốc tế.
Cho đến nay chưa có công ty tư nhân nào đưa được người lên Mặt trăng.
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Howard Lutnick, giám đốc điều hành…
Các tổ chức nhân quyền phương Tây đã lên án Tổng thống Hoa Kỳ Joe…
Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega đã đề xuất cải cách hiến pháp nhằm mở rộng…
Lão hóa là một phần không thể tránh khỏi trong quy luật tự nhiên, nhưng…
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân đã từ chối cuộc gặp với Bộ…