Tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ cung cấp cho Ukraine có gì đặc biệt?

Với chiều dài 1,2 mét, tên lửa chống tăng Javelin có thể được vận chuyển và bắn chỉ bởi một người lính duy nhất. Dẫu vậy, loại vũ khí được chế tạo bởi các nhà sản xuất Mỹ Lockheed Martin và Raytheon có hỏa lực đủ để xuyên phá giáp xe tăng từ cách xa 2,5 km.

(Ảnh minh họa: Beautiful landscape/Shutterstock)

Những đặc điểm trên đã khiến Javelin trở thành loại vũ khí được lựa chọn để đẩy lùi các cuộc tấn công của xe tăng trong vùng đô thị. Người vận hành Javelin có thể tiếp cận và tấn công mục tiêu một cách bí mật. Phía Ukraine đặt kỳ vọng vào vũ khí này trong bối cảnh xe tăng của Nga đang di chuyển hướng về Kiev từ ngày 1/3.

Tháng 1 vừa qua, Mỹ đã chuyển giao số vũ khí trị giá 200 triệu USD cho Ukraine, bao gồm 300 tên lửa Javelin. Hôm 26/2, chính quyền Washington phê duyệt viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine sau khi Nga mở chiến dịch tấn công vào nước này.

Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã không cung cấp Javelin cho Ukraine vào thời điểm Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Donald Trump, chính quyền Washington đã đảo ngược chính sách trên và quyết định trang bị loại vũ khí này cho Kiev.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi tiêu quốc phòng của Nga ở mức 61,7 tỷ USD vào năm 2020, xếp thứ 4 trên thế giới. Trong khi đó, Ukraine chỉ bỏ ra 5,9 tỷ USD cho quốc phòng trong cùng năm.

Quân đội Nga có thể huy động 900.000 quân nhân tại ngũ trong khi con số này ở Ukraine chỉ là 196.000. Nga có 15.000 xe quân sự bọc thép, bao gồm cả xe tăng, gấp 5 lần con số mà Ukraine hiện đang sở hữu.

Nói cách khác, về mặt lý thuyết, Ukraine sẽ không thể kháng cự lại Nga nếu cả 2 quốc gia triển khai cùng một cách thức tiếp cận quân sự. Trên thực tế, Javelin, loại vũ khí hạng nhẹ tiên tiến, có thể gây sát thương đáng kể cho thiết bị của đối phương, đang là con át chủ bài của Kiev. Mỹ và các quốc gia châu Âu đã cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí kiểu như vậy.

Đức (cùng một số nước khác) đã quyết định cung cấp những vũ khí loại này, chẳng hạn như tên lửa đất đối không (surface-to-air missile) Stinger và tên lửa chống tăng vác vai. Anh được cho là đã cung cấp NLAW, hệ thống tên lửa chống tăng thế hệ tiếp theo được phát triển cùng với Thụy Điển. Còn Ba Lan đang chuẩn bị chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không di động sản xuất nội địa PZR Grom. Trong khi đó, Estonia, Latvia và Lithuania cũng đã gửi tên lửa vác vai tới Ukraine.

Theo Nikkei,

Phan Anh

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Bà Chủ Xuyên Việt Oil bị đề nghị mức án 30 năm tù

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…

2 giờ ago

Biểu tình ôn hòa chống NATO biến thành bạo động tại Montreal, Canada

Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…

3 giờ ago

Quảng Nam: Một điểm trường vừa khánh thành bị sập do đồi sạt lở

35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…

3 giờ ago

Iran công bố động thái hạt nhân mới

Iran đã hiện thực cam kết mở rộng chương trình hạt nhân nhằm đáp trả…

3 giờ ago

Mưa lũ, sạt lở, nhiều nơi ở Quảng Ngãi, Bình Định bị chia cắt

Mưa lớn khiến một số nơi ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị…

4 giờ ago

Đi tiểu nhiều, ù tai là triệu chứng thận hư, xoa bóp có thể cải thiện triệu chứng

Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…

4 giờ ago