Thám hiểm đại dương: 30 loài sinh vật mới và loài dài nhất thế giới

Các đại dương được xem là biên giới cuối cùng của Trái đất. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một cuộc thám hiểm ở ngoài khơi vùng biển Tây Úc và phát hiện ra 30 loài sinh vật, trong đó có loài động vật dài nhất từng được con người biết đến.

Các mẫu vật được thu thập tại vùng biển Tây Úc mới đây (Ảnh: Greg Rouse (Scripps Oceanography), Nerida Wilson (Chief Scientist) và nhóm FK200308)

Cuộc thám hiểm được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Bảo tàng Tây Úc, Đại học Curtin, Khoa địa chất học Úc, Viện Hải dương học Scripps và Viện nghiên cứu Đại dương Schmidt. Với 20 lần lặn trong thời gian là 180 giờ, nhóm nghiên cứu đã thám hiểm tại Hẻm núi Ningaloo ở Ấn Độ Dương dưới độ sâu 4.500 m.

Sử dụng một robot điều khiển từ xa có tên ROV SuBastian, nhóm nghiên cứu đã ghi lại một loạt các sinh vật biển đa dạng. Một số loài chưa bao giờ được phát hiện thấy trong khu vực này trước đây, bao gồm bạch tuộc Taning có màu sặc sỡ, hải sâm đuôi dài, và các động vật thân mềm khác, con hà và tôm hùm xổm (squat lobster).

Có những loài khác có vẻ chưa từng được phát hiện. Trong video dưới đây, thiết bị ROV đã phát hiện ra một loài thủy tức khổng lồ có màu đỏ tươi dài hơn 1m.

Loài thủy tức dài hơn 1m(Ảnh: Viện nghiên cứu Đại dương Schmidt)

Trong số này, có một loại mẫu vật Apolemia mới, theo nhóm nghiên cứu ước tính có chiều dài tới 47m, qua đó trở thành động vật dài nhất mà con người từng biết đến (trước đó cá voi xanh được ghi nhận là loài động vật dài nhất với chiều dài gần 30m).

Apolemia là một loại sinh vật siphonophore. Đây không phải là một sinh vật đơn lẻ mà là một quần thể, tập hợp nhiều cá thể nhỏ gọi là zooids, phải dựa vào nhau để tồn tại, cùng nhau thực hiện chức năng như tự vệ, sinh sản, tiêu hóa.

Mẫu vật Apolemia mới, theo nhóm nghiên cứu ước tính có chiều dài tới 47m (Ảnh: Viện nghiên cứu Đại dương Schmidt)

“Thực tế là sinh vật này có thể dài hơn rất nhiều. Chúng tôi ước tính rằng nó còn có thể dài đến hơn 120m,” Logan Mock-Bunting, phát ngôn viên của Viện nghiên cứu Đại dương Schmidt cho biết.

“Tôi đã trải qua nhiều cuộc thám hiểm và chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì tương tự. Hầu hết các siphonophore tôi từng thấy chỉ dài 20cm, cùng lắm là 1m. Nhưng lần này là thì khác. Ngoài ra nó còn có khả năng săn mồi,” Rebecca Helm, trợ lý giáo sư tại Đại học Bắc Carolina Asheville, cho hay.“Đây là một trong những siphonophore lớn nhất và tuyệt đẹp nhất mà tôi từng thấy. Tôi nghĩ có hàng triệu đến hàng tỷ siphonophore dưới nước giống như thế này. Khi chúng ta khám phá đại dương nhiều hơn, biết đâu chúng ta sẽ thấy những sinh vật khác nữa.”

Các nhà nghiên cứu ngồi trong khoang điều khiển ROV thám hiểm đại dương (Ảnh: Viện nghiên cứu Đại dương Schmidt)
Một con mực phát quang (Ảnh: Viện nghiên cứu Đại dương Schmidt)

Nhiều khám phá từ cuộc thám hiểm sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Tây Úc. Tất cả các dữ liệu thu thập được khi tiến hành quan sát sẽ được công khai nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Video về một số loài sinh vật tìm thấy ngoài khơi vùng biển Tây Úc:

Theo New Atlas,
Phan Anh

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Miễn giảm thuế thu nhập 30 năm đối với dự án đầu tư vào Trung tâm tài chính quốc tế

Miễn thuế thu nhập cá nhân cho các lao động có trình độ chuyên môn…

29 phút ago

Chuyên gia: Thường xuyên gặp ác mộng có nguy cơ tử vong sớm cao gấp 3 lần

Khi mọi người gặp ác mộng, sẽ có một sự gia tăng đột ngột của…

2 giờ ago

Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy định đào tạo tiến sĩ

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm tại TP.HCM, lấy ý kiến…

3 giờ ago

Bé trai 1 tháng tuổi bị ngộ độc sái thuốc phiện

Thấy trẻ quấy khóc, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, người nhà tin theo bài…

3 giờ ago

Cục Đường bộ yêu cầu cập nhật biển báo giao thông sau sáp nhập tỉnh

Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ điều…

3 giờ ago

Mã vùng điện thoại cố định được điều chỉnh sau sáp nhập tỉnh

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều chỉnh mã vùng điện thoại cố…

3 giờ ago