Sau 9 năm xây dựng và gây ra nhiều tranh cãi, Trung Quốc chính thức khánh thành cây cầu biển dài nhất thế giới mang tên Hồng Kông-Chu Hải-Macau vào ngày thứ ba 23/10 tại một buổi lễ ở Hồng Kông.
Gọi là “cây cầu” nhưng đây thực ra là hệ thống gồm 3 cây cầu cáp treo và 1 đường hầm dưới biển cùng 2 đảo nhân tạo. Tổng chiều dài là 54,7km, theo Business Insider.
Cầu Hồng Kông-Chu Hải-Macau nằm trong đại dự án với tham vọng tạo ra một trung tâm công nghệ và khoa học kết nối 2 lãnh thổ đại lục – Hồng Kông và Macau (trung tâm sòng bài lớn nhất thế giới), với 9 thành phố lân cận.
Với năng suất kinh tế ước tính 1,5 tỷ USD, khu vực mới này với tên gọi Greater Bay Area, được dự tính sẽ cạnh tranh với thung lũng Silicon ở Hoa Kỳ. Đại dự án này cũng bao gồm một hệ thống tàu cao tốc trị giá 11 tỷ USD, đã được mở vào tháng 9/2018.
Cây cầu được dự tính sẽ mở cửa cho lưu thông vào ngày 24/10, nhưng thực tế vẫn còn khá hạn chế. Xe cá nhân muốn đi qua đây cần phải có giấy phép đặc biệt, xe bus công cộng không được đi qua. Chi phí qua cầu từ 8-10 USD. Người đi bộ và xe đạp bị cấm.
Nhiều người đã chỉ trích công trình này là một sự lãng phí tiền thuế của người dân.
Một số người chỉ trích cho rằng, mục đích chính quyền Trung Quốc xây dựng cây cầu Hồng Kông – Chu Hải – Macao này là để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa đối với Hồng Kông.
Một tác gia ở Hồng Kông hình dung cây cầu này là “Tờ tuyên tuyền tuyên cáo về cơ sở hạ tầng cho đoàn kết giữa Đại lục và Hồng Kông”. Hồi đầu năm nay, ông Mao Mạnh Tĩnh – nghị viên phái dân chủ thuộc Ủy ban Lập pháp Hồng Kông chia sẻ với Đài CNN rằng, cây cầu này giống như một dây rốn, nối liền Hồng Kông với “tổ quốc”.
>> Cây cầu khổng lồ “biến mất giữa biển” nối liền Đan Mạch và Thụy Điển (Video)
Dưới đây là 1 số hình ảnh về cây cầu Hồng Kông-Chu Hải-Macau:
Trước đây cây cầu biển dài nhất thế giới thuộc về cầu vịnh Giao Châu (Jiaozhou Bay Bridge), dài 26,7km.
Thông báo chính thức nói rằng công trình có thể trụ được trước cơn bão có sức gió hơn 300 km/h. Cơn bão Mangkhut quét qua Hồng Kông tháng 9/2018 đã cho thấy phần nào khẳng định này, khi nó làm tốc mái nhà, nhổ bật gốc cây nhưng không thấy có báo cáo thiệt hại nào ở cây cầu.
Khu vực nước dưới cầu là nhà của Cá heo trắng Trung Quốc (hay Cá heo lưng bướu Thái Bình Dương). Số lượng loài động vật này đang giảm mạnh, từ tháng 4/2017 đến tháng 3/1018, chỉ có 47 con xuất hiện. Một số chuyên gia lo lắng, việc xây dựng cầu, thêm nữa là mở rộng sân bay tại địa phương, sẽ là tiếng chuông cảnh báo sự tuyệt chủng của loài này.
Trong quá trình xây dựng cầu cầu này, có ít nhất 9 công nhân tử vong và 200 người bị thương. Các nhà thầu phụ ký hợp đồng dự án bị cáo buộc không quan tâm đến an toàn của công nhân.
19 công nhân đã bị kết tội làm giả báo cáo kiểm tra bê tông.
Nhiều người cũng nghi ngờ tính an toàn của cây cầu này. Trong năm nay từng lan truyền một bức ảnh cho thấy, có miếng bê tông của công trình này bị “thổi bay”.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…