Trung Quốc phóng hệ thống vệ tinh định vị, cạnh tranh với GPS của Mỹ

Trung Quốc đã phóng 2 vệ tinh mới lên mạng định vị vệ tinh Beidou vào ngày 19/11, trong một kế hoạch trị giá 9 tỷ USD nhằm tránh phụ thuộc vào hệ thống Định Vị Toàn Cầu (GPS) do Mỹ sở hữu.

(ảnh: Shutterstock)

Khi Beidou hoàn thành vào năm 2020, hệ thống định vị của Trung Quốc sẽ không còn phụ thuộc vào vệ tinh của Mỹ. Từ 5/11/2017 tới 30/3/2018, chế độ Bắc Kinh đã phóng thành công 8 vệ tinh mới lên quỹ đạo Trái Đất.

Chính phủ Mỹ sở hữu hệ thống GPS?

Nhiều người khá bất ngờ với thông tin này, nhưng đúng là vậy. Bộ quốc phòng Mỹ đã phóng vệ tinh GPS đầu tiên năm 1978 trong thời Chiến tranh lạnh và mở cửa hệ thống cho mọi người dân sử dụng vào năm 1983.

Từ thời điểm đó, GPS đã trở thành hệ thống mặc định cho gần như mọi ứng dụng thương mại trên thế giới. Nó được sử dụng trong điện thoại thông minh, hệ thống định vị của xe hơi, thậm chí trong tên lửa hành trình v.v. mà tất cả các vệ tinh này đều do Không lực Hoa Kỳ điều khiển.

Hệ thống định vị vệ tinh đã trở nên ngày càng quan trọng, làm cho Trung Quốc và một số quốc gia khác phải suy nghĩ lại về việc phụ thuộc vào Mỹ.

Ngoài ra, các ứng dụng dùng GPS là một thị trường được kỳ vọng đạt mức 146,4 tỷ USD năm 2025.

Tiền chỉ là một chuyện…

Vì hệ thống GPS của Mỹ đều miễn phí cho tất cả mọi người, Trung Quốc sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền để tự xây dựng hệ thống riêng. Nhưng vì Mỹ kiểm soát hệ thống đó, họ cũng có thể chọn từ chối truy cập đối với một số trường hợp.

Hệ thống Beidou sẽ cho phép Trung Quốc tự do hành động mà không phải lo Không Lực Hoa Kỳ có thể bất thình lình tắt bản đồ trên các smartphone của Trung Quốc.

Ngoài ra, hệ thống định vị mới này cũng có thể tạo ra doanh thu trong lâu dài, Trung Quốc ước tính có thể lên tới 57,6 tỷ đô la trong năm 2020.

>> Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung thực tế là cuộc đụng độ về ý thức hệ

Cuộc đua trong không gian lên đến từng milimet

Theo Ủy ban đánh giá Kinh tế và An ninh Trung-Mỹ, hệ thống Beidou có độ chính xác ở mức 1m hoặc thấp hơn nếu có hệ thống trên mặt đất hỗ trợ. Trong khi GPS của Mỹ thì ở mức 2,2m.

Nếu hệ thống của Trung Quốc chính xác hơn GPS như họ quảng cáo, vị thế độc quyền của GPS trong lĩnh vực địa lý nhiều khả năng sẽ chấm dứt.

Một vài công ty đã chào đón hệ thống mới của Trung Quốc, như hãng NavInfo – nhà sản xuất chip trụ sở ở Bắc Kinh, cung cấp linh kiện cho Tesla và BMW, đã dự tính nhu cầu đối với chip gắn Beidou là 15 triệu hằng năm. Các hãng công nghệ như Samsung cũng sẽ làm cho các thiết bị của họ tương thích với hệ thống Beidou lẫn GPS.

Nhưng Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất muốn tách ra khỏi hệ thống GPS: Nga cũng đang đầu tư để cải thiện hệ thống GLONASS tạo dựng sau Chiến tranh lạnh, con châu Âu thì đang chế tạo hệ thống riêng mang tên Galileo dự tính sẽ vận hành hoàn chỉnh vào năm 2020.

Theo TheHustle,
Phong Trần tổng hợp 

Published by

Recent Posts

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

3 giờ ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

3 giờ ago

18 Chiến thắng lớn, tuyệt đẹp của Tổng thống Trump khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có chuỗi chiến thắng vang dội trong gần…

4 giờ ago

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump là cần thiết

Điện Kremlin cho biết một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng…

4 giờ ago

Việt Nam yêu cầu 34 tỉnh, thành phố hoàn thiện kiểm kê đất đai năm 2024

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, 34 tỉnh, thành phố được Bộ Nông…

5 giờ ago