Ấn Độ, đất nước của tâm linh và có dân số đông thứ nhì thế giới, cũng là cái nôi của rất nhiều hiện tượng kỳ lạ mà khoa học chưa thể giải thích được. Dưới đây chỉ là 4 trong số rất nhiều điều bí ẩn tại quốc gia đa ngôn ngữ và đa dân tộc này.
Đúng 11 giờ 25 phút trưa ngày 18/12/2012, một “tiếng nổ siêu thanh” đã làm chấn động thành phố Jodhpur ở phía tây bắc Ấn Độ. Trong thực tế, một tiếng nổ siêu thanh như vậy chỉ được tạo ra khi có một chiếc máy bay di chuyển tại mức vận tốc siêu thanh (vượt vận tốc âm thanh 330m/s). Nhưng tiếng nổ ở Jodhpur lại to và rung động hơn nhiều.
Do khi đó là thời điểm gần “ngày tận thế” 21/12/2012 theo lịch của người Maya, nên nhiều người dân đã tỏ ra lo sợ. Có tin đồn rằng quân đội đang thử nghiệm một loại máy bay mới.
Tuy nhiên, trao đổi với Thời báo Ấn Độ (Times of India), Đại tá S.D. Goswami, Người phát ngôn Bộ quốc phòng Ấn Độ lại nói rằng quân đội không biết gì về nguyên nhân của vụ nổ. Theo ông Goswami, quân đội sẽ không bao giờ tiến hành các hoạt động có thể gây ra một tiếng nổ lớn như vậy ở gần khu dân cư, bởi điều đó vi phạm các nguyên tắc an toàn.
Cũng tương tự như trường hợp trên, dầu tháng 12/2012, những tiếng nổ chưa có lời giải đã xuất hiện dọc khắp nước Mỹ từ bang Arizona đến bang Rhode Island.
Kênh CBS 5 đưa tin, vào ngày 4/12/2012, một số cộng đồng dân cư ở miền trung bang Arizona đã báo cáo nghe thấy những tiếng nổ kỳ lạ. Còn Cục Địa chất Hoa Kỳ (USGS) lại báo cáo rằng họ không phát hiện được bất kỳ hoạt động địa chấn đáng kể nào có thể tạo ra những tiếng nổ như vậy. Cảnh sát và lính cứu hoả cũng đã vào cuộc nhưng không thể xác định được nguyên nhân vụ việc.
>> Bằng chứng mới: Cây cầu cổ đại nối liền Ấn Độ và Sri Lanka là công trình nhân tạo
Hiện tượng sinh đôi tại ngôi làng Kodinhi, phía tây nam Ấn Độ, đang trở nên phổ biến hơn bất kỳ nơi nào khác với tần suất cao gấp 6 lần mức trung bình trên thế giới. Mặc dù chỉ có khoảng 2.000 gia đình sinh sống trong làng nhưng đã có tới hơn 220 cặp song sinh.
Theo kênh Địa lý Quốc gia (National Geographic), trên thế giới, ước tính cứ khoảng 1.000 ca sinh thành công thì mới có 6 trường hợp sinh đôi. Và mặc dù Ấn Độ có tỉ lệ sinh đôi thấp nhất trên thế giới nhưng tại làng Kodinhi, chỉ tính riêng trong năm 2008, trong số 300 ca sinh nở khoẻ mạnh thì đã có đến 15 ca sinh đôi. Điều này khiến cho việc phát hiện ra điểm nóng sinh đôi càng trở nên đáng kinh ngạc hơn nữa. Dân làng cho biết tỷ lệ sinh đôi bắt đầu gia tăng trong khoảng ba thế hệ trở lại đây.
Trong cuộc trao đổi với tổ chức DNA Ấn Độ, tiến sĩ Mukinda Varma đến từ Trung tâm Y tế Cơ sở đã nói rằng, hiện tượng này cần được nghiên cứu sâu hơn, mặc dù ông cũng không nhận thấy bất kỳ tính chất dị biệt sinh học nào trong ngôi làng này để có thể giải thích cho hiện tượng nói trên.
Các chuyên gia cũng không thấy có những khác biệt đáng kể trong chế độ ăn uống giữa dân làng ở đây và những người dân khác trên khắp bang Kerala.
>> Ấn Độ và châu Phi xuất hiện nhiều “cây phun nước” thần kỳ
Tại ngôi làng Khed Shivpur ở miền tây Ấn Độ, có một hòn đá kỳ lạ được xẻ ra từ ngọn núi lân cận, đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều du khách. Hòn đá này nặng khoảng 90 kg và được lưu giữ ở một di chỉ linh thiêng – nơi thờ phụng một tín đồ Hồi giáo tên là Hazarat Kamar Ali Darvesh – người đã đến vùng đất này vào khoảng 900 năm trước.
Theo những người dân địa phương ở đây, nếu có đúng 11 người đứng xung quanh hòn đá, mỗi người đặt một ngón tay bên dưới và gọi to tên ông Hazarat Kamar Ali Darvesh thì hòn đá sẽ bay lên một cách nhanh chóng như thể không có trọng lượng.
“Khi nhấc hòn đá lên, tất cả những gì bạn cảm thấy chỉ là sức nặng của một cánh hoa hồng trên ngón tay.” — L.S. Pawar
“Đây là một phép màu. Khi nhấc hòn đá lên, tất cả những gì bạn cảm thấy chỉ là sức nặng của một cánh hoa hồng trên ngón tay “, tạp chí Ấn Độ ngày nay dẫn lời L.S. Pawar, chủ một tiệm bán hoa địa phương. Ông Pawar còn cho biết, nếu có 12 người tham gia thay vì 11 người hoặc nếu dùng hai ngón tay thay vì một ngón, thì “hòn đá sẽ không nhúc nhích dù chỉ một ly”.
Video 11 người dùng ngón tay nhấc bổng hòn đá:
Video kiểm tra sức nặng hòn đá:
“Đây chỉ là một hòn đá bình thường. Cứ khoảng hai năm nó lại vỡ ra. Những lúc như thế tôi lại xẻ một hòn đá khác từ các ngọn đồi nơi đây … và đặt hòn đá mới lên đống sỏi. Dường như hòn đá mới nào cũng đều sở hữu khả năng tương tự”, Masood Mujhawar, người trông coi di chỉ này nói.
>> Kailasa: Ngôi đền cổ Ấn Độ được đẽo ra từ một quả núi (video)
Ngày 2/12/1988, Om Singh Rathore (hay còn được gọi là Om Banna), đã qua đời khi lái xe máy đâm vào một cái cây nằm bên tuyến đường cao tốc thuộc thị trấn Pali, phía tây bắc Ấn Độ – nơi vốn rất hay xảy ra tai nạn.
Theo lời kể của những người dân ở đây, chiếc xe máy hiệu Royal Enfield Bullet của Om Banna đã được mang đến đồn cảnh sát sau vụ tai nạn. Nhưng ngày hôm sau, chiếc xe bỗng nhiên biến mất khỏi đồn cảnh sát một cách khó hiểu và xuất hiện trở lại nơi hiện trường vụ tai nạn. Chiếc xe máy dường như đã thực hiện chuyến hành trình bí ẩn này nhiều lần, kể cả sau khi cảnh sát đã dùng dây xích khoá chiếc xe máy lại tại đồn.
Những người này cũng nói thêm rằng, kể từ sau khi Om Banna mất, số vụ tai nạn đã giảm xuống đáng kể, thậm chí những người bị tai nạn còn báo cáo rằng, đã nhìn thấy một người đàn ông trên một chiếc xe máy chạy tới giúp đỡ họ. Trước sự việc huyền bí này, mọi người đều tin rằng người đàn ông đó chính là Om Banna. Hiện Om Banna được coi là người bảo hộ cho những người lái xe trên đoạn đường đó và một đền thờ đã được xây dựng ở khu vực xảy ra vụ tai nạn, cũng là nơi đang lưu giữ chiếc xe máy hiện nay.
Theo Tara MacIsaac, ET
Hoàng Sâm
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…