Vấn đề đạo đức và an toàn trong các thử nghiệm lâm sàng về chip não người

Được thúc đẩy bởi tỷ phú Elon Musk, chip não người đã trở thành chủ đề nóng ở thời điểm hiện tại. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng công nghệ này có thể giúp những bệnh nhân bị liệt sử dụng lại tứ chi, thậm chí điều khiển các sản phẩm điện tử và cải thiện trí thông minh thông qua chip. Nhưng động thái này gợi nhớ đến Tiến sĩ Bạch tuộc trong phim “Người nhện“, người đã đánh mất chính mình sau khi được kết nối với AI.

(Ảnh minh họa: Lia Koltyrina/ Shutterstock)

Công ty sản xuất chip cấy ghép não Neuralink của ông Elon Musk đã chính thức được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận vào cuối tháng 5 để tiến hành thử nghiệm lâm sàng việc cấy ghép chip vào não người. Neuralink đã phát hành video lần lượt vào năm 2022 và 2021, cho thấy những con khỉ được cấy chip, sử dụng thần giao cách cảm để gõ máy tính và chơi trò chơi điện tử bằng ý niệm (suy nghĩ). Công ty cho biết thử nghiệm trên động vật đã được hoàn thành.

Ông Musk tuyên bố rằng chip não người do Neuralink phát triển có thể được sử dụng cho một loạt mục đích điều trị, bao gồm điều trị các bệnh như mù, tê liệt, trầm cảm và béo phì.

Tuy nhiên, công ty phải đối mặt với một số thách thức, bao gồm pin lithium của thiết bị và rủi ro quá cao do dây điện xâm nhập vào não. Bộ phận thực thi pháp luật của Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đang điều tra xem liệu công ty có vi phạm quyền lợi động vật hay không, với lý do số lượng động vật chết cao bất thường do các thí nghiệm vội vàng trên khỉ, lợn và cừu.

Bà Laura Cabrera, nhà thần kinh học tại Đại học bang Pennsylvania, Mỹ, hồi đầu tháng 6 cho biết: “Tôi rất ngạc nhiên với quyết định của FDA. Liệu Musk có nghĩ rằng việc cấy thiết bị vào não không cần giám sát bổ sung? Hay không cần phải cân nhắc về mặt đạo đức?”

Nhiều công ty đang tích cực phát triển chip não người

Do giá trị thương mại và quân sự cực cao của chip não người, một số công ty công nghệ lớn trên thế giới đã liên tục tiến hành nghiên cứu về chip não người hoặc giao diện não – máy tính, với hy vọng trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực này.

Hiện tại, chip não người được chia thành ba loại: loại thứ nhất là “xâm lấn”, cần mở lỗ trên hộp sọ để đặt chip và dây điện; loại thứ hai là “không xâm lấn”, chủ yếu là đặt một dụng cụ giống như chiếc mũ trên đầu, kích thích da đầu thông qua dụng cụ để đạt được mục tiêu; loại thứ ba là “can thiệp”, phương pháp nằm giữa phương pháp thứ nhất và thứ hai.

Chip não người của ông Elon Musk thuộc loại 1, nếu thao tác cấy ghép bất cẩn một chút sẽ gây tổn thương não, đe dọa đến an toàn tính mạng. Loại thứ hai nhẹ hơn nhưng có nhược điểm là tín hiệu không thể kích thích trực tiếp lên não, nên hiệu quả không cao. Thứ ba là thông qua các mạch máu để đưa con chip đến vùng phụ cận của não cần vận hành, để đạt được mục đích theo dõi và kích thích não bằng sốc điện.

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ đã phát triển công nghệ “giao diện não – xương sống”. Công nghệ này bỏ qua các phần dây thần kinh bị tổn thương, kết nối các điện cực với não và các dây thần kinh cột sống bình thường ở chi dưới, đồng thời ra chỉ lệnh đi bộ đối với hai chi dưới, giúp người đàn ông bị liệt 12 năm đứng dậy và đi lại thành công. Kết quả được công bố trên tạp chí Nature vào cuối tháng 5/2023.

Ngoài ra, Synchron, công ty cấy ghép não được hỗ trợ bởi CEO Amazon Bezos và ông Bill Gates của Microsoft, hiện đang thông qua tính toán máy tính và thử nghiệm kiểm soát tâm trí, để cấy ghép vi mạch chứa cảm biến BCI dọc theo mạch máu vào tĩnh mạch lớn cạnh vỏ não để kích thích não bộ, cho phép người dùng điều khiển các sản phẩm điện tử bằng suy nghĩ của họ. BCI là một hệ thống chuyển đổi tín hiệu não thành các lệnh công nghệ bên ngoài. 

Philip O’Keefe, một bệnh nhân bị teo cơ gặp khó khăn trong việc cử động tay, đã có thể tweet bằng ý niệm (suy nghĩ) sau khi được cấy ghép một con chip do Synchron phát triển.

Tokumori sho, chủ tịch của một công ty công nghệ cao Nhật Bản, nói với The Epoch Times vào ngày 12/6, “Động lực để phát triển giao diện não – máy tính có thể có tầm nhìn tốt, nhưng ý thức và suy nghĩ của bộ não con người không thể do công nghệ của con người kiểm soát. Ngoài ra, các công ty lớn có thể hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức của họ để tiến hành các thí nghiệm bí mật ở các quốc gia độc tài vì lợi ích của họ, điều này sẽ dẫn đến khủng hoảng đạo đức và công nghệ.”

AI có thể kiểm soát con người thông qua chip não người?

Mặc dù phát minh có những ý định tốt, nhưng vẫn có những lo ngại rằng việc cấy chip vào não người sẽ nguy hiểm đến tính mạng, và cũng có những lo ngại rằng AI có thể kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc của những người được cấy chip bằng cách điều khiển mạng và thiết bị điện tử. 

“Giống như Tiến sĩ Bạch tuộc trong phim ‘Người nhện’, bị AI điều khiển mà thay đổi tính tình, trở thành kẻ ác; hay như con người trong phim ‘Ma trận’, bị biến thành pin sinh học cho người ngoài hành tinh và sản xuất điện cho AI,” nhà văn độc lập Gia Cát Minh Dương nói với The Epoch Times.

Ông Max Tegmark, một nhà vật lý và chuyên gia AI tại Viện Công nghệ Massachusetts, cho biết hồi đầu tháng này rằng nhiều loài đã tuyệt chủng vì sự thông minh của con người. Nếu AI trở nên thông minh hơn con người, thì có hơn 50% khả năng con người sẽ chịu chung số phận.

Tháng trước, “cha đỡ đầu của AI”, ông Geoffrey Hinton (Geoffrey Hinton), cựu giám đốc kinh doanh của bộ phận nghiên cứu và phát triển bí mật của Google (Google X) Mo Gawdat, cựu CEO Google Eric Schmidt và CEO OpenAI Sam Altman, v.v, đã liên tiếp cảnh báo công chúng rằng AI sẽ gây nguy hiểm cho sự tồn tại của loài người trong tương lai và thậm chí xóa sổ loài người.

Ông Mo Gawdat cho rằng AI có thể giống như “Skynet” trong phim “Kẻ hủy diệt”, sau khi tiếp nhận nhiều thông tin tiêu cực về con người trên Internet, chúng coi con người là “cặn bã” và thông qua một lượng lớn “robot sát thủ” để tiêu diệt con người.

Mối quan tâm của họ không phải là không có cơ sở. Vài ngày trước, các phương tiện truyền thông lớn đã đưa tin nội dung bài phát biểu vào cuối tháng 5 của Đại tá Tucker Hamilton, người đứng đầu bộ phận thử nghiệm và vận hành AI của Lực lượng Không quân Mỹ. Ông nói rằng khi Lực lượng Không quân tiến hành các thí nghiệm mô phỏng chiến đấu trên không của AI, họ đã phát hiện một máy bay không người lái AI chịu trách nhiệm phá hủy các cơ sở của kẻ thù, từ chối lệnh hủy bỏ nhiệm vụ của người điều khiển, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ bằng cách “giết” người điều khiển.

Mặc dù Đại tá Hamilton có thể chịu một số áp lực phải thay đổi lời nói và nói rằng bài phát biểu trước đó là “lỡ lời”, nhưng nó vẫn khiến thế giới bị sốc và thậm chí khiến mọi người chú ý hơn đến vấn đề liệu AI có an toàn hay không.

Về vấn đề này, ông Tokumori sho cho biết: “Khi bộ não con người điều khiển các thiết bị bên ngoài thông qua chip, theo lý thuyết, các thiết bị bên ngoài cũng có thể nhập các chỉ lệnh để sửa đổi suy nghĩ của bộ não con người. “Nếu trong tương lai, các thiết bị bên ngoài (AI) có thể điều khiển não bộ con người theo hướng ngược lại, nhưng con người lại không thể phân biệt được liệu các chỉ lệnh đó có phải là ý nghĩ của chính họ hay không, thì sẽ là một thảm họa đáng sợ.”

Nếu một chính phủ độc tài làm chủ công nghệ này sẽ gây hậu quả khó lường

Ngoài ra, mọi người cũng lo lắng về việc các chính phủ độc tài như Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng chip để trực tiếp kiểm soát tâm trí của người dân nhằm đạt được mục đích cưỡng bức tẩy não hoặc kiểm soát não bộ.

Vào đầu tháng 5, Bệnh viện Đa khoa Giải phóng quân của ĐCSTQ (Bệnh viện 301) và Công ty TNHH Công nghệ Y tế Xinwei Thượng Hải đã cùng hoàn thành một thử nghiệm giao diện não – máy tính trên các loài linh trưởng ở Bắc Kinh. Họ đặt một thiết bị can thiệp điều khiển não bộ vào não khỉ, cho phép khỉ điều khiển cánh tay robot thông qua các cảm biến và suy nghĩ để đưa thức ăn vào miệng.

Trước đó, quân đội của ĐCSTQ từng tuyên bố rằng trong chiến tranh cần phải kiểm soát trên biển và trên không, bây giờ là kiểm soát không gian, và trong tương lai sẽ là “kiểm soát não bộ”. ĐCSTQ cũng tin rằng miễn là nó kiểm soát được bộ não, thì nó có thể kiểm soát nhận thức về các hoạt động tinh thần và tâm lý của con người, đồng thời kiểm soát tương lai và kết quả của chiến tranh. Cùng với đó, nó thâm nhập từ mọi khía cạnh để tác động đến nhận thức của đại chúng và tầng lớp thượng lưu, khiến những người này từ bỏ các giá trị, tư tưởng, truyền thống và tín ngưỡng của họ.

Kỹ sư máy tính người Nhật Kiyohara Jin nói với Epoch Times vào ngày 12/6: “Nếu ĐCSTQ làm chủ công nghệ này trong tương lai, nó có thể cấy ghép con người với chip não người dưới nhiều lý do khác nhau, để mọi người đầu tiên trở thành đối tượng thí nghiệm, và cuối cùng trở thành một loại công cụ nào đó của ĐCSTQ, lúc đó người dân sẽ thực sự đánh mất chính mình.”

Ông Tokumori Sho cũng cho biết: “Bản chất con người là khao khát tự do, nhưng ĐCSTQ, kẻ đang cố gắng kiểm soát toàn nhân loại, sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để có được công nghệ này nhằm tẩy não cưỡng bức và kiểm soát tư tưởng của con người. Nếu Mỹ không muốn đối mặt với quá nhiều người bị kiểm soát tâm trí, thì nhất định phải tăng cường giám sát công nghệ”.

Theo Thụy Xương, Chung Nguyên, Giai Nghi / Epoch Times

Các bài liên quan:

Epoch Times

Published by
Epoch Times

Recent Posts

VKS: Bà Trương Mỹ Lan nộp 280.000 tỷ đồng mới có cơ sở xem xét giảm án tử hình

Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…

27 phút ago

Ông Trump xóa sổ băng đảng Venezuela ở Mỹ như thế nào sau khi nhậm chức?

Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…

32 phút ago

Nhà virus học chữa thành công ung thư vú bằng cách tiêm virus vào cơ thể chính mình

Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…

43 phút ago

Bà Chủ Xuyên Việt Oil bị đề nghị mức án 30 năm tù

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…

3 giờ ago

Biểu tình ôn hòa chống NATO biến thành bạo động tại Montreal, Canada

Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…

3 giờ ago

Quảng Nam: Một điểm trường vừa khánh thành bị sập do đồi sạt lở

35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…

4 giờ ago