Ngay từ khi nói chưa sõi, cậu bé Titus đã được thiên phú khả năng ném bóng rổ phi thường. Trong một show truyền hình, Titus 2 tuổi đã thắng một huyền thoại của giải bóng rổ nhà nghề Mỹ. Nếu gọi khả năng của Titus là thiên phú thì chúng ta nên giải thích sự thiên phú ấy như thế nào? Vì sao các thần đồng được lại được thiên phú những khả năng phi thường?
Trước hết chúng ta cùng xem vài video ngắn về Titus:
Titus sinh ngày 26/1/2011. Các video cho thấy ngay khi vừa 1 tuổi và mới biết đi, Titus đã thể hiện tài năng ném bóng rổ phi thường. Cậu bé có khả năng thiên phú của một ngôi sao bóng rổ hàng đầu.
Cậu bé có thể ném bóng vào rổ khi cách rổ hàng chục mét với độ chính xác rất cao. Ngoài ra, Titus còn có thể bịt mắt ném bóng, đồng thời ném 2 bóng bằng 2 tay, ném bóng ra sau lưng, ném bóng trong khi di chuyển, ném bóng với các các loại bóng khác nhau và kích thước khác nhau với độ chính xác cực cao..
Trong một live show trên truyền hình, Titus 2 tuổi đọ tài với Shaquille O’Neal, huyền thoại của giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA đã 4 lần vô địch NBA, phần thắng đã nghiêng về cậu bé.
Titus có hẳn 1 kênh Youtube riêng do bố cậu bé lập với hơn 190.000 người theo dõi. Video clip đầu tiên của cậu đã có 53 triệu lượt xem.
Bố mẹ cậu bé cho biết thì ngay từ khi mới sinh ra, Titus như bị hút hồn vào bóng rổ. Bất cứ thứ gì có liên quan đến môn thể thao này, bé đều trở nên vô cùng thích thú và muốn trải nghiệm ngay. Titus đã luôn ngồi cùng cha để xem các chương trình bóng rổ trên ti vi bất kể thời gian.
Câu hỏi đặt ra là làm sao Titus có mối quan tâm đặc biệt đến bóng rổ và có khả năng ném rổ chính xác đến vậy? Nếu gọi khả năng của Titus là thiên phú, thì phải chăng “Ông Trời” cũng biết ném bóng rổ và truyền đạt cho cậu bé khả năng này? Hơn nữa, “Ông Trời” truyền cho cậu bé khả năng ấy bằng cách nào?
Ngoài tài năng thiên phú, thể chất của Titus cũng cần rất tốt và phù hợp cho những cú ném bóng chính xác như: sức khỏe, sức ném của cánh tay, kỹ thuật khống chế bóng bằng tay. Mọi thứ đều được cần chuẩn bị hoàn hảo khi Titus ra đời. Những điều kiện này được sắp xếp ra sao.
Chúng ta đều biết các tôn giáo, tín ngưỡng chân chính ở phương Đông đều tin rằng con người có xảy ra sự luân hồi. Tại mỗi kiếp sống, “linh hồn” hay “chân ngã” hay “nguyên thần” bất tử của con người được đầu thai vào các thân xác thịt khác nhau. Khi kiếp sống này kết thúc, thì linh hồn lại rời khỏi thân xác, sau một thời gian thích hợp, linh hồn được đầu thai vào một thân xác thịt ở một kiếp sống khác.
Theo quan niệm của Phật giáo thì sự sống con người được hình thành bằng ba thực thể: sinh lực, hơi ấm và tàng thức. Vì trong đời sống hàng ngày con người tạo nghiệp tốt hay xấu qua hành động, lời nói và ý nghĩ, nên những chủng tử của nghiệp lực này được lưu trữ trong tàng thức (thức thứ 8 trong 8 loại tâm thức). Một số chủng tử hoạt động không ngừng, ảnh hưởng qua bảy thức còn lại, tạo thành tính tình, năng khiếu, thói quen của một cá nhân vì bất cứ hành động nào (nghiệp nhân) cũng tạo ra những phản lực (nghiệp quả). [1]
Ngày nay, các nhà khoa học ở phương Tây đã có nhiều nghiên cứu và xác định luân hồi thực sự tồn tại. [2] Phương Tây còn có một liệu pháp chữa bệnh gọi là “thôi miên hồi quy”. Ở đó các nhà ngoại cảm thôi miên các bệnh nhân để ý thức họ quay lại các tiền kiếp và xem bệnh tật hoặc tổn thương bẩm sinh trong kiếp này có liên quan gì đến các tổn thương hay tai nạn trong quá khứ hay không. Các cuộc thôi miên hồi quy hầu hết đều xác định rằng các bệnh tật trong kiếp này của bệnh nhân đều liên quan đến các tổn thương hay tai nạn trong một kiếp sống nào đó trong quá khứ. [3]
Sylvia Browne (1936 – 2013) được coi là một trong những nhà ngoại cảm nổi tiếng có khả năng thôi miên hồi quy của Mỹ. Khi còn sống, bà là khách mời khá thường xuyên của 2 chương trình truyền hình nổi tiếng của Mỹ là The Montel Williams Show và Larry King Live. Sylvia tin rằng linh hồn của một người là bất diệt. Khi người ta mất đi, linh hồn họ lại được đầu thai vào một thân thể mới và sống cuộc đời khác. Khi linh hồn nhập vào thể xác con người, chúng truyền hết thông tin và ký ức cho tế bào trong cơ thể. Tế bào phản ứng rất thật với ký ức từ kiếp này và kiếp trước, bất luận lý trí có nhận ra ký ức đó hay không. Sylvia gọi các tế bào phản ứng với ký ức là các “tế bào ký ức”. [3]
Sylvia cho rằng những tổn thương, tai nạn và biến cố nào đó trong các tiền kiếp sẽ được lưu lại trong linh hồn mỗi người và truyền cho các “tế bào ký ức”, nó tồn tại ở đó giống như những “cái gai” hay “chứng tích”. Khi một người trải qua một sự việc, một hoàn cảnh, một thời điểm hoặc độ tuổi tương tự với những biến cố trong tiền kiếp, các tế bào ký ức sẽ nhớ lại và phản ứng giống hệt như trong quá khứ.
Trong các ca thôi miên hồi quy để trị bệnh, khi biết được biến cố nguyên nhân trong tiền kiếp, tinh thần của người bệnh sẽ nhổ đi “cái gai” trong quá khứ và cơ thể của họ sẽ được khỏi bệnh. [3]
Trong rất nhiều báo cáo về luân hồi, các nhà khoa học đều ghi nhận ở nhiều gia đình, các cặp vợ chồng có những đứa con chết yểu và sau đó họ lại sinh những đứa con mời. Các bé được sinh sau này khi lớn lên đều có những cử chỉ, hành động, đặc điểm hoặc thích chơi những món đồ chơi giống với những người anh chị của chúng đã mất trong quá khứ. Điều này cho thấy những đứa trẻ đã chết quay lại, đầu thai vào đúng gia đình mình và một số đặc điểm của đứa trẻ đã chết được lưu lại và thể hiện ở kiếp sống mới của bé [4]
Trong trường hợp của thần đồng bóng rổ Titus, theo Sylvia, rất có thể, ở một kiếp sống nào đó, cậu bé đã từng là một cầu thủ bóng rổ tài năng. Khi cầu thủ bóng rổ đó chết đi, những thông tin, ký ức, năng lực chơi bóng rổ đã được linh hồn lưu lại và truyền cho các “tế bào ký ức” của Titus trong kiếp sống mới này, vì vậy bóng rổ trở thành khả năng thiên phú của cậu bé.
Hay theo lý thuyết của Phật giáo thì một số chủng tử đã lưu giữ khả năng ném rổ ở tàng thức của Titus, và những chủng tử ở tàng thức đó đã tạo ra các cơ sở và năng khiếu đặc biệt đối với bóng rổ cho Titus trong kiếp sống lần này.
Có lẽ đây chính là lý do khiến cậu bé Titus ngay từ khi sinh ra đã bị thu hút đặc biệt bởi những hình ảnh liên quan đến bóng rổ và có những khả năng thiên phú về bóng rổ. Bên cạnh đó, hoàn cảnh gia đình và môi trường xung quanh cũng sẽ được an bài theo quy luật nhân – quả để cậu bé có thể phát triển tối đa khả năng chơi bóng rổ của mình. Nói một cách khác, năng lực, khả năng thiên phú của các thần đồng đều đến từ mối quan hệ nhân – quả qua các kiếp sống.
Còn bạn, bạn cho rằng khả năng ném rổ thiên phú của Titus và năng lực phi thường của các thần đồng đến từ đâu? Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn.
Thiện Tâm
Tài liệu khảo:
[1] Nguyên Phong: Muôn kiếp nhân sinh, Chương I, trang 35-36
[2] TTVN: Luân hồi có thật hay không? 3 nghiên cứu nổi bật nhất
[3] TTVN: Thôi miên hồi quy (P1): Trị bệnh bằng cách tìm lại những ký ức tiền kiếp
[4] TTVN: Thôi miên hồi quy (P2): Trẻ em thường luân hồi vào đúng gia đình cũ
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…