Một trong những chính sách mà ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden, người được giới truyền thông dòng chính vội vã tuyên bố là “Tổng thống đắc cử”, ưu tiên thực hiện là đưa đất nước này tái gia nhập Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Động thái này hoàn toàn đi ngược lại với Tổng thống Donald Trump khi ông quyết định rút khỏi Hiệp định trên.
Nếu chính thức trở thành Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden sẽ nhanh chóng ký các sắc lệnh hành pháp nhằm đảo ngược chính sách của Tổng thống Trump, trong đó có 2 kế hoạch:
Liệu việc đưa Mỹ quay trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là quyết định sáng suốt?
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu thực chất là Thỏa thuận chung tại Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc ngày 12/12/2015, với sự tham gia của gần 200 nước và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 4/11/2016, trong đó quy định:
Thỏa thuận chung Paris yêu cầu các nước phát triển, trong đó Mỹ chiếm một phần đáng kể, cung cấp 100 tỷ USD cho Quỹ Khí hậu Xanh (Green Climate Fund) giúp các nước đang phát triển cắt giảm khí thải CO2, đồng thời hạn chế dần việc khai thác năng lượng hóa thạch tiến tới khai thác năng lượng xanh.
Báo cáo vào tháng 11/2018 của tổ chức Minh bạch Khí hậu (Climate Transparency) đã cho thấy Thỏa thuận chung Paris chỉ là trò dối trá. Không lời hứa nào trong số các lời hứa cắt giảm phát thải CO2 mà hơn 200 quốc gia đã đưa ra sẽ tiếp cận gần được tới việc ngăn chặn một “thảm họa” về khí hậu. Và thậm chí rất nhiều nước công nghiệp hóa trong nhóm G20, kể cả các nước Châu Âu cũng không tuân thủ những gì họ đã hứa trước đó.
Các báo cáo cũng cho biết 2 nước đông dân nhất và gây ô nhiễm lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời là nơi nhận được tiền từ Quỹ Khí hậu Xanh không chỉ không có ý định dừng khai thác năng lượng hóa thạch mà còn có kế hoạch tiếp tục gia tăng khai thác nhiên liệu hóa thạch sau năm 2020.
Trong khi đó, nước Mỹ dưới thời của Tổng thống Trump, người được cho là “kẻ đi ngược xu thế” vì quyết định rời Thỏa thuận chung Paris, lại là nước vượt rất xa phần còn lại của thế giới trong việc giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, từ năm 1970 đến năm 2018, tổng lượng khí thải Mỹ giảm 74% trong khi nền kinh tế tăng trưởng hơn 275%. Kinh nghiệm của Mỹ đã chỉ ra rằng chính sách môi trường mạnh mẽ và tăng trưởng kinh tế không loại trừ lẫn nhau.
Nếu thực sự trở thành Tổng thống Mỹ, cựu phó Tổng thống Joe Biden sẽ đưa chương trình chống biến đổi khí hậu có tên Thỏa thuận Xanh Mới (Green New Deal) thành chương trình trọng tâm của chính phủ mới, với mục tiêu đưa mức độ phát thải khí nhà kính của nước Mỹ về 0% vào năm 2035.
Dự kiến chính phủ mới này sẽ phải chi 2 nghìn tỷ USD trong 4 năm đầu để chống biến đổi khí hậu, trong đó có việc thúc đẩy sản xuất các phương tiện vận chuyển tiết kiệm năng lượng như xe điện, lắp đặt các trạm sạc pin cho xe điện trên khắp cả nước…
Theo một nghiên cứu mới của Viện Luật và Tự do bang Wisconsin, chính sách năng lượng xanh của ông Joe Biden với mục đích giảm phát thải CO2 về 0% năm 2035 sẽ loại bỏ 10,3 triệu việc làm trên khắp nước Mỹ, đồng thời khiến cho mỗi hộ gia đình ở Wisconsin sẽ tiêu tốn 75.000 USD trong năm đầu tiên thực hiện.
Để đạt được mục tiêu của ông Joe Biden, các nhà máy phát điện, các mỏ than, giếng dầu hay mỏ khí sẽ bị loại bỏ và thay thế bằng khoảng 60.000 tua-bin gió mới, 5 triệu tấm pin mặt trời và hàng chục triệu kilômet đường dây tải điện mới.
Theo một ước tính khác, không chỉ là 2 nghìn tỷ USD, Thỏa thuận Xanh Mới sẽ tiêu tốn tiền của người nộp thuế Mỹ 93.000 tỷ USD trong thời gian 10 năm. Đây là con số khổng lồ. Để so sánh, toàn bộ chi tiêu chính phủ Mỹ đã được trù tính cho 10 năm tới là khoảng 66.000 tỷ USD.
Trong các báo cáo về biến đổi khí hậu, có những thông tin đã không được công bố, cụ thể, có 99% bầu khí quyển Trái Đất được tạo thành bởi nitơ và oxy. Trong 1% còn lại thì argon chiếm khoảng 93%, hơn 3,5% là CO2, còn lại là neon, heli, krypton (không phải khí nhà kính), mêtan, oxit nitơ, ozone, CFC và HFC (các khí nhà kính).
Ngoài ra, hơi nước cũng được coi là khí nhà kính, có xu hướng thay đổi dựa trên một số yếu tố và chiếm khoảng 1% bầu khí quyển ở mực nước biển.
Rõ ràng, khí nhà kính do con người thải ra ít hơn nhiều so với những gì có sẵn trong tự nhiên, vì vậy chúng ta đang bàn về thứ ít hơn 0,0001% bầu khí quyển được cho là nguyên nhân tàn phá và làm biến đổi khí hậu trên Trái Đất. Bởi vì bầu khí quyển Trái Đất tự nhiên là đã biến đổi nhiều hơn so với bất kỳ tác động nào của con người, vậy nên cơ sở của lý thuyết về tình trạng nóng lên toàn cầu là không thỏa đáng.
Ngày nay, cũng có nhiều nhà khoa học cho rằng CO2 không phải là khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu chỉ là một chiến dịch tuyên truyền khổng lồ “bậc thầy” và được đẩy thành cao trào bởi báo chí, nhất là phe cánh tả tại Mỹ.
Ông Rupert Darwall, tác giả của cuốn sách Green Tyranny (tạm dịch: “Nền Độc tài Xanh”) cho rằng động cơ chính trị đằng sau các cuộc vận động nhân danh vì môi trường là nhằm thu hẹp sự tự do của người dân Mỹ.
Cụm từ “năng lượng tái tạo” hay “năng lượng sạch” dễ làm cho người ta liên tưởng đến một ngành năng lượng hoàn toàn sạch sẽ, không làm tổn hại đến môi trường.
Tuy vậy, các báo đã chỉ ra, việc phát triển hạ tầng năng lượng tái tạo sẽ gây ra sự hủy hoại môi trường cực lớn. Để xây dựng đủ các cơ sở sản xuất điện năng từ gió và mặt trời với công suất đầu ra khoảng 7 Terawatt mỗi năm cho đến năm 2050, tương đương 1/2 công suất điện thế giới, cần phải có lượng kim loại khổng lồ, cụ thể là: 34 triệu tấn đồng, 40 triệu tấn chì, 50 triệu tấn kẽm, 162 triệu tấn nhôm và không ít hơn 4,8 tỷ tấn sắt. Ngoài ra sản lượng khai thác neodymium cũng cần tăng lên 35%, khai thác bạc cần tăng 38 đến 105%, khai thác indium cần tăng 920%.
Chưa hết, các nguồn năng lượng tái tạo từ nắng và gió yêu cầu phải xây dựng một hệ thống pin lưu trữ khổng lồ để đảm bảo hệ thống điện vẫn hoạt động khi trời không nắng không gió. Và kế hoạch này cần tới 40 triệu tấn liti (lithium) – đồng nghĩa với sản xuất khai thác phải tăng 2.700%.
Tiếp theo, việc thay thế 2 tỷ chiếc xe chạy xăng/dầu trên thế giới bằng xe điện sẽ vắt kiệt hoặc làm quá tải ngành khai khoáng. Neodymium và dysprosium sẽ cần tăng sản lượng khai thác hàng năm lên 70%, kim loại đồng tăng gấp đôi, cobalt tăng gấp 4 lần, năm nào cũng vậy kể từ bây giờ cho tới năm 2050.
Tóm lại, việc tham gia Thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu hay Thỏa thuận Xanh Mới không chỉ là chiêu bài của các chính trị gia nhằm thu hút những phiếu bầu mà nó còn khiến cho nước Mỹ gặp thiệt hại lớn về kinh tế và hủy hoại môi trường thế giới cực kỳ nghiêm trọng. Việc Tổng thống Donald Trump quyết định rời Thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu được xem là một quyết định sáng suốt.
Video các nhà khoa học phát biểu về tình trạng biến đổi khí hậu:
Video Mặt trái của năng lượng tái tạo:
Thiện Tâm (t/h)
Xem thêm:
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Howard Lutnick, giám đốc điều hành…
Các tổ chức nhân quyền phương Tây đã lên án Tổng thống Hoa Kỳ Joe…
Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega đã đề xuất cải cách hiến pháp nhằm mở rộng…
Lão hóa là một phần không thể tránh khỏi trong quy luật tự nhiên, nhưng…