Video của NASA ghi lại cảnh lỗ đen “nuốt chửng” một ngôi sao

Lỗ đen được xem là một trong những hiện tượng bí ẩn nhất trong vũ trụ. Chúng rất khó bị phát hiện, âm thầm ảnh hưởng đến quỹ đạo các hành tinh và chờ thời cơ để nuốt chửng mọi vật chất trên đường đi. Mới đây, kính viễn vọng không gian Hubble của NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ) đã ghi lại được cảnh tượng đáng sợ này: lỗ đen “nuốt chửng” một ngôi sao giữa vũ trụ.

Quá trình lỗ đen “nuốt chửng” ngôi sao. (Ảnh: NASA)

“Những sự kiện như thế này rất khó quan sát, thường chỉ có thể ghi lại phần đầu của quá trình, lúc có nhiều ánh sáng. Lần này, chúng tôi đã có thể quan sát từ rất sớm, nhờ đó nắm bắt được trọn vẹn quá trình”, nhà nghiên cứu Peter Maksym đến từ Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard – Smithsonian, cho hay.

Hình ảnh từ NASA cho thấy ngôi sao khi đi qua lỗ đen đã bị hút vào, biến dạng và kéo dài ra thành một vệt sáng dài. Hiện tượng này được gọi là “spaghettification” (tạm dịch: mì ống hóa), khiến các vật thể các vật thể bị kéo dài và nén ngang thành các hình dạng mỏng dài.

Trong trường hợp này, sau khi ngôi sao mà kính Hubble quan sát bị xé ra dang dở, các mảnh vụn đã được hình thành bởi lực kéo cực mạnh từ lỗ đen. Những mảnh vụn này bị hút vào theo từng vệt dài, tạo thành dòng vật chất hình xuyến (torus) tương tự bánh donut và quay quanh lỗ đen một cách hỗn loạn. Sau đó, lỗ đen sẽ nuốt chửng mọi vật chất này, giải phóng một luồng ánh sáng và nguồn phóng xạ khổng lồ.

“Những hình ảnh ghi nhận được là thời khắc trước khi biến mất của dòng vật chất hình donut. Chúng tôi đã nhìn thấy một cơn gió từ lỗ đen đã quét ngang qua bề mặt với tốc độ 20 triệu dặm/giờ”, nhà nghiên cứu Maksym giải thích.

Theo các nhà khoa học, đây là một hiện tượng ngoạn mục trong vũ trụ bởi việc lỗ đen “nuốt chửng” ngôi sao như kính viễn vọng Hubble ghi nhận thường chỉ diễn ra 100.000 năm/lần.

Được phóng lên quỹ đạo vào năm 1990, Hubble từng là kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới. Kính viễn vọng Hubble có thể quan sát đặc biệt sắc nét các tia cực tím và ánh sáng nhìn thấy được. Trong hơn 30 năm quan sát, kính thiên văn vũ trụ Hubble đã cho chúng ta biết mỗi thiên hà luôn có một lỗ đen tồn tại ở trung tâm và kích thước của nó cũng tỉ lệ thuận với kích thước thiên hà.

Lỗ đen thường có xu hướng được hình thành khi một ngôi sao lớn chết đi và được mệnh danh là mồ chôn của vật chất bởi không có gì có thể thoát được nó, kể cả ánh sáng. Số phận của một ai rơi vào một lỗ đen thật sự rất thảm khốc. Dưới lực hút khủng khiếp từ lỗ đen, cơ thể của họ sẽ trải qua quá trình “mì ống hóa” khiến từng bộ phận, xương và thậm chí nguyên tử bị xé rời ra.

“Vẫn có rất ít hiện tượng lỗ đen nuốt ngôi sao được hệ thống tia cực tím ghi lại bởi chúng sẽ mang lại nhiều thông tin mới. Vậy nên, chúng tôi rất hào hứng khi giờ đây đã nhận được rất nhiều dữ liệu liên quan đến lỗ đen từ sự kiện đã ghi lại được”, theo nhà khoa học Emily Engelthaler đến từ Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard – Smithsonian.

Phan Anh

Video: Đạo đức nghề nghiệp đưa con người đạt đến sự tôn nghiêm

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

3 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

6 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

7 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

8 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

10 giờ ago