Video công phu của NASA: Sự thay đổi của thực vật toàn Trái Đất trong 20 năm qua

“Chúng ta thực sự đang xem Trái Đất hít thở,” video mới đây của NASA nhận định.

Được xem là mang đến cái nhìn toàn vẹn nhất về sinh học trên Trái Đất cho tới ngày nay, video dưới đây sử dụng bộ dữ liệu vệ tinh của NASA thu thập từ năm 1997 để minh hoạ cho sự thay đổi của thực vật trên hành tinh xanh của chúng ta.

Điều có thể thấy rõ nhất là sự thay đổi theo mùa: mùa xuân và hạ thực vật phát triển và mở rộng, mùa thu và đông thì tuyết phủ trắng xóa ở bán cầu Bắc. Bạn còn có thể thấy tảo và thực vật phù du (phytoplankton) tăng và giảm theo mùa trên các đại dương.

“Khoảng một nửa lượng quang hợp diễn ra trên đất liền và một nửa trên biển”, video cho biết.

Một số xu hướng kéo dài cũng có thể thấy rõ, ví dụ như băng và tuyết đang thu dần về phía Bắc qua các năm.

Video “Hành tinh sống, nhìn từ vũ trụ”

“Đây là sự minh họa trực quan dễ hiểu đến khó tin về hành tinh sống của chúng ta,” nhà hải dương học Gene Carl Feldman của Trung tâm vũ trụ Goddard (NASA) phát biểu. “Đó chính là Trái Đất, chính là nó đang thở mỗi ngày, thay đổi theo mùa tương ứng với Mặt Trời, với gió mùa, các dòng hải lưu và nhiệt độ.”

Video kêu gọi một thông điệp đầy tha thiết rằng trong bao nhiêu hành tinh mà chúng ta đã khám phá ra, cũng chỉ có Trái Đất là nơi tìm thấy sự sống mà thôi. Và “chúng ta đều ở trên hành tinh này với nhau, chúng ta cần hợp tác để chắc rằng cuộc sống như ta đã từng biết sẽ mãi trường tồn trên hành tinh tuyệt vời này.”

>> Biến đổi khí hậu: Các nhà khoa học thật sự nói gì?

Dưới đây là một vài ảnh động giúp bạn hiểu rõ hơn về thông tin trong video:

Trên cạn, các thực vật được minh họa như sau: màu nâu (ít cây cối) cho tới xanh đậm (nhiều cây cối). Dưới nước, thực vật phù du được biểu thị từ tím (ít) cho tới vàng (nhiều). Minh họa trong video là dựa trên dữ liệu từ các vệ tinh của NASA.
Dữ liệu vệ tình này cho phép chúng ta nhìn ngắm Trái Đất thở và hiểu thêm về hành tinh này. Một ngày nào đó, công nghệ này cũng sẽ giúp tìm hiểu sự sống trên các hành tinh khác.
Vệ tinh SeaWiFS được phóng vào cuối năm 1997, vừa kịp để ghi nhận cảnh thực vật phù du phát triển mạnh ở biển Thái Bình Dương khu vực xích đạo, màu sắc chuyển từ tím sang vàng.
Thực vật ở Bắc Mỹ thức dậy vào mùa xuân, trong hình có thể thấy màu sắc thay đổi từ xanh nhạt tới xanh đậm do quang hợp tăng mạnh trong mùa này. Các vùng màu trắng là bị tuyết bao phủ.

Theo NASA,
Phong Trần (t/h)

Published by

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

5 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago