Theo hãng tin CNN, chiếc máy bay chở khách chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên đã cất cánh thành công trong chuyến bay kéo dài 8 phút, đạt độ cao khoảng trên 1.000 m.
Công ty Eviation Aircraft của Israel đã cho cất cánh thành công chiếc máy bay chạy điện hoàn toàn Alice vào hôm 27/9 vừa qua từ Sân bay Quốc tế Hạt Grant, tiểu bang Washington, Mỹ. Chiếc máy bay không phát thải này đã bay ở độ cao 1.066 m trong chuyến bay đầu tiên kéo dài 8 phút.
“Đây là lịch sử”, Chủ tịch và giám đốc điều hành của Eviation Reduce, Gregory Davis cho biết: “Chúng ta chưa chứng kiến sự thay đổi công nghệ động cơ trên máy bay kể từ khi chuyển từ động cơ piston sang động cơ tuabin. Lần cuối cùng bạn thấy một công nghệ hoàn toàn mới như thế này kết hợp với nhau là từ thập niên 1950”.
Với công nghệ pin tương tự như của ô tô điện hay điện thoại di động, và chỉ với 30 phút sạc, Alice chở 9 hành khách, có thể bay trong 1 giờ. Máy bay có tốc độ hành trình tối đa đạt mức 463 km/ giờ. Trong khi đó, một chiếc Boeing 737 có tốc độ hành trình tối đa là 940 km/h.
Được biết, Eviation Aircraft thành lập vào năm 2015 và phát triển máy bay điện Alice kể từ đó. Công ty hy vọng sẽ sử dụng thông tin thu thập được trong chuyến bay thử nghiệm vừa qua để xem xét các bước tiếp theo, tiến đến bàn giao máy bay chở khách vào năm 2027, mặc dù Eviation tuyên bố rằng kế hoạch có thể thay đổi.
“Thành thật mà nói, chúng tôi đã thực sự tạo ra hàng terabyte dữ liệu bằng hệ thống thu thập dữ liệu có trên máy bay, vì vậy chúng tôi sẽ thực sự mất vài tuần xem xét nó để xem máy bay hoạt động như thế nào so với các mô hình và phân tích của chúng tôi. Từ đó, chúng tôi sẽ hiểu những gì mình cần làm tiếp theo”, ông Davis cho biết.
Eviation cũng tiết lộ rằng họ dự kiến từ nay đến năm 2025 sẽ hoàn thành thủ tục được FAA (Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ) chứng nhận, sau đó là 1 hoặc 2 năm bay thử nghiệm trước khi có thể giao chiếc Alice cho khách hàng.
Ba phiên bản khác nhau của máy bay điện Alice đang trong giai đoạn thử nghiệm, bao gồm: một phiên bản “thông thường”, một bản doanh nhân và một phiên bản chuyên dụng để chở hàng. Phiên bản thông thường có sức chứa 9 hành khách và hai phi công, cùng gần 400 kg hàng hóa. Bản “doanh nhân” có sáu ghế hành khách cho một chuyến bay rộng rãi hơn và phiên bản chở hàng có thể tích chứa hàng là 450 feet khối.
Nhưng hành trình của Alice đến thời khắc cất cánh không phải là không gặp trở ngại. Alice vốn dự kiến bay chuyến đầu tiên vào năm 2021, nhưng do bị ảnh hưởng bởi tài chính và một loạt các vấn đề thời tiết, công ty đã phải lùi ngày thử nghiệm.
Hãng hàng không CapeAir dự kiến sẽ đưa một đội máy bay điện vào hoạt động trong năm 2023, phục vụ các tuyến đường qua Boston và Cape Cod, nhưng lô hàng Alices của họ đứng trước nguy cơ trì hoãn giao.
Hãng chuyển phát DHL và công ty cho thuê hàng không GlobalX có trụ sở tại Miami cũng đã công bố kế hoạch mua loại máy bay điện này. Tuy nhiên, liệu Alice có thể thành công về mặt kinh tế hay không thì vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…