Năm 2008, các nhà khoa học đã phát hiện một chiếc vòng tay cổ ở Siberia. Đáng kinh ngạc là qua nhiều lần phân tích, các chuyên gia kết luận chiếc vòng tay có niên đại lên đến 70.000 năm tuổi. Điều này rõ ràng cho thấy tổ tiên chúng ta phát triển hơn nhiều so với những gì các nhà khoa học vẫn nghĩ.
Chiếc vòng tay cổ nhất thế giới này được nhiều chuyên gia hoan nghênh như một phát hiện thay đổi lịch sử. Nó được tìm thấy tại hang động Denisova, Siberia năm 2008.
Các chuyên gia tin rằng, chiếc vòng là một phần của dòng trang sức được tạo ra bởi chủng người cổ đại Denisovans mà ngày nay đã bị tuyệt chủng.
Để hiểu rõ hơn về thời gian ra đời và tác giả của cổ vật độc đáo này, các chuyên gia của đại học Oxford và Wollongong tại Úc đã phối hợp với các đồng nghiệp ở Nga để phân tích.
Các nhà khoa học đã xem xét tư liệu từ các cuộc kiểm tra độ tuổi của tầng đất, nơi chiếc vòng tay và các hiện vật khác được khai quật. Các lần phân tích trước đây đã mang lại một số điểm khá thú vị. Vào đầu năm 2015, các nhà nghiên cứu kết luận chiếc vòng tay màu xanh lá cây này đã được khoảng 40.000 đến 50.000 tuổi. Tuy nhiên giờ đây, họ tin rằng độ tuổi thực của nó lớn hơn nhiều so với con số đó, có thể lùi về xa hơn khoảng 30.000 năm.
Theo giả thuyết của các nghiên cứu trước đây, người thiết kế chiếc vòng rất có thể là một người phụ nữ sống vào thời kỳ đồ đá cũ. Tuy nhiên, các nhà khoa học Nga cho rằng vòng tay bí ẩn này được tạo ra từ rất lâu trước khi người tiền sử có khả năng hay công cụ để chế tạo các vật thể như vậy.
Maksim Kozlikin, một khoa học gia thuộc Viện Khảo cổ và Dân tộc học ở Novosibirsk, Nga giải thích:
“Các kết quả sơ bộ nhận được cho thấy tầng đất nơi vòng tay được tìm thấy được hình thành cách đây 65.000 đến 70.000 năm. Và điều này cho thấy độ tuổi của hiện vật này xa xưa hơn nhiều so với suy đoán trước đây.”
GS. Mikhail Shunkov cho biết thêm, với niên đại 70.000 năm tuổi, vòng tay này được coi là một phát hiện thay đổi lịch sử. Khi mới ở mức 50.000 tuổi, nó đã được xem là một “hiện vật tầm cỡ thế giới”, vì sự tồn tại của nó đã thách thức hiểu biết của con người về công nghệ.
“Chiếc vòng đeo tay thật tuyệt vời – vào ban ngày nó phản xạ ánh sáng mặt trời, vào ban đêm dưới ngọn lửa, nó tràn ngập ánh sáng màu xanh lục” Anatoly Derevyanko, Giám đốc Viện Khảo cổ học và Dân tộc học ở Novosibirsk, một Chi nhánh của Viện Hàn lâm Khoa học Nga tại SIberi cho biết.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của cổ vật này cái lỗ nhỏ ở giữa, được cho là đã được tạo ra bởi dụng cụ khoan, dũa, những công nghệ mà giới khoa học chính thống cho rằng chưa thể xuất hiện tại thời điểm đó. Điều này cho thấy mức độ thông minh vượt bậc của chủng người này so với những hình dung trước đây.
Theo các bài báo trên tạp chí Novosibirsk, TS. Anatoly Derevyanko cho biết:
“Các chuyên gia đã phát hiện hai mảnh vỡ của một vòng đeo tay có chiều rộng 2,7cm, dày 0,9 cm và đường kính xấp xỉ 7cm”.
“Gần một trong những vết nứt có một lỗ khoan với đường kính khoảng 0,8 cm. Sau khi phân tích, các chuyên gia phát hiện tốc độ quay của mũi khoan là rất cao, với dao động tối thiểu, gần giống như công nghệ phổ biến trong thời gian gần đây”.
“Người tạo ra chiếc vòng tay này sở hữu những kỹ thuật được cho là không thể tồn tại ở thời kỳ đồ đá”.
Tiến sĩ Derevyanko cho biết: Bề mặt bên ngoài của vòng đeo tay, bên cạnh cái lỗ, có thể thấy rõ ràng một vùng bị đánh bóng nhỏ do sự tiếp xúc thường xuyên với một vật liệu hữu cơ mềm. Các nhà khoa học đề xuất rằng đó là một dây đeo bằng da nhằm tăng thêm vẻ quyến rũ cho chiếc vòng. Vị trí phần bị đánh bóng khiến ta có thể xác định rằng nó đã được đeo ở phía tay phải của chủ nhân trong quá khứ.
Chiếc vòng đeo tay được xác định được làm từ đá Chlorite. Chlorite không được tìm thấy trong vùng lân cận của hang động Denisova và được cho là đã đến từ khu vực cách đó ít nhất 200 km.
“Người tạo ra chiếc vòng tay này sở hữu những kỹ thuật được cho là không thể tồn tại ở thời kỳ đồ đá”. – Theo các bài báo trên tạp chí Novosibirsk, TS. Anatoly Derevyanko cho biết:
Vậy rốt cuộc chủ nhân của chiếc vòng tay này thuộc về chủng người nào? Làm sao họ có thể tạo ra món đồ trang sức tinh tế với kỹ thuật tiên tiến từ xa xưa đến vậy? Phải chăng người cổ đại đã từng có những nền văn minh tiến bộ đã bị mất tích mà chúng ta chưa từng biết đến?
Thật ra, phát hiện về chiếc vòng đeo tay này cũng tương tự như vô số phát hiện khác của giới khảo cổ và khoa học thế giới gần đây về dấu tích của các nền văn minh tiền sử với trình độ phát triển rất cao và đột ngột bị hủy diệt.
Những người sống sót sau khi nền văn minh tiền sử bị hủy diệt sẽ lại phải sống cuộc sống nguyên thủy, phát triển lại văn minh xã hội từ thời kỳ đồ đá vì tất cả các công cụ lao động, cơ sở hạ tầng đã bị mất. Tuy vậy, rất nhiều nền văn minh khi bị hủy diệt vẫn để lại các di tích dưới dạng phế tích hoặc hóa thạch. Nếu chúng ta tìm hiểu các di tích này với thái độ cởi mở và tôn trọng sự thật, thì việc lý giải chúng sẽ trở nên rất đơn giản và dễ hiểu.
Thiện Tâm tổng hợp
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…