Bạn muốn khởi nghiệp để thực hiện giấc mơ của mình? Bạn có một ý tưởng độc đáo có thể giúp đỡ rất nhiều khách hàng tiềm năng trong tương lai nhưng chưa biết phải làm thế nào? Dưới đây là 10 bước cơ bản giúp bạn chuẩn bị cho hành trình khởi nghiệp.
Suốt thời gian COVID-19 bùng phát, nhiều người đã nghĩ đến việc bắt đầu khởi nghiệp để khám phá bản thân và xác định những gì họ cảm thấy quan trọng trong cuộc sống. Nhiều người bắt đầu muốn thử thách tài năng kinh doanh của bản thân mình.
Tính riêng năm 2021, dựa theo báo cáo những xu hướng của Google, cụm từ “làm thế nào để bắt đầu một công việc kinh doanh” được tìm kiếm nhiều hơn cụm từ “làm thế nào để có một công việc”.
Nếu bạn đang cân nhắc khởi nghiệp, nhưng không biết làm thế nào, đây là 10 bước chuẩn bị mà bạn có thể thực hiện trước khi bắt đầu một công việc kinh doanh.
Trước khi bắt đầu kinh doanh, đầu tiên bạn hãy cân nhắc: ý tưởng của mình có thể giúp khách hàng giải quyết được vấn đề hay đáp ứng được nhu cầu nào của họ? Số lượng người cần sử dụng sản phẩm hay dịch vụ mà mình cung cấp có nhiều không? Nếu ý tưởng của bạn tốt và khả thi, bạn hãy tiếp tục hoàn thiện nó.
Khi đã xác định ý tưởng, bạn cần phải có động lực để hiện thức hóa nó. Vậy nên, bạn phải đưa ra những mục tiêu mà mình sẽ đạt được, không chỉ là số tiền mà bạn sẽ kiếm được, mà còn là làm thế nào phát triển bản thân, phát huy điểm mạnh của bạn. Khi bạn tìm được ý nghĩa và động lực làm việc, bạn sẽ sẵn sàng bắt đầu bước trên chuyến phiêu lưu sắp tới.
Nghiên cứu thị trường là công việc rất quan trọng, bạn cần biết: hiện tại có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh? Xu hướng sắp tới của lĩnh vực này là gì? Sản phẩm, dịch vụ mà bạn đưa ra thị trường có khác biệt không? Những yếu tố nào sẽ tác động đến sự tăng trưởng hay sụt giảm của lĩnh vực này?
Bằng cách đánh giá thị trường và nghiên cứu kỹ lưỡng (phân tích dữ liệu, phân tích SWOT, mô hình kinh doanh,…), bạn sẽ có cơ sở thực tế để đưa ra quyết định cho chiến lược phát triển và đến bước tiếp theo là lập kế hoạch.
Sau khi tổng hợp dữ liệu và phân tích thị trường, kết hợp với ý tưởng sẵn có, bạn cần phải lập kế hoạch kinh doanh. Đây là bước không thể thiếu giúp bạn theo dõi tiến độ hoàn thành mục tiêu đề ra trong ngắn hạn và dài hạn. Điều này cũng giúp bạn định hướng rõ ràng về mô hình kinh doanh, nguồn lực tài chính, nhân sự và những yếu tố quan trọng khác.
Kế đến, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có sự hiểu biết về pháp luật và thuế liên quan đến lĩnh vực mình kinh doanh. Nếu không, bạn rất dễ phải đối mặt với những khoản tiền phạt hoặc rủi ro vi phạm pháp luật. Điều này làm bạn mất đi nguồn lực và thời gian để giải quyết, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của pháp luật và thuế trước khi bắt tay vào kinh doanh.
Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau. Bạn sẽ cần tìm được những người có cùng lý tưởng và đam mê để hợp tác hiện thực hóa giấc mơ của bạn. Sự thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên trì, bền bĩ làm việc cùng nhau của các thành viên.
Nếu doanh nghiệp của bạn không đủ nguồn lực về tài chính thì việc tiếp theo cần giải quyết đó chính là tìm đúng người “tài trợ” để giúp bạn khởi nghiệp. Bạn có thể chọn vay từ ngân hàng, từ người thân hoặc những nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn cho bạn kinh doanh. Đến đây, bạn cần trình bày kế hoạch kinh doanh chi tiết và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp để thu hút vốn. Làm thế nào để bạn tạo ra lợi nhuận và trả lại khoản vay là điều mà tất cả những người “tài trợ” vốn đều cần được biết, câu trả lời nằm ở bạn.
Lựa chọn hình thức kinh doanh truyền thống cần một địa điểm thuận lợi hay kinh doanh online là điều rất quan trọng, ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh mà bạn dự định sẽ theo đuổi. Nếu bạn cần tìm một địa điểm để thuê thì thông thường việc này cần tốn nhiều thời gian, bởi vì địa điểm thuê phải thuận lợi cho khách hàng của bạn, cho những đối tác, nhân viên và cả chính bạn. Ngược lại, nếu kinh doanh online, bạn cần chú ý trong trải nghiệm người dùng thật tốt, bởi vì nếu một website có nhiều lỗi sẽ không giữ chân được khách hàng và khó tiếp cận khách hàng mới.
Với bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào cũng cần có đối tượng khách hàng cụ thể, vì vậy bạn cần dựa vào nghiên cứu thị trường mà quyết định phân khúc khách hàng nào phù hợp với sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp. Việc hiểu rõ bạn phục vụ đối tượng cụ thể nào giúp bạn tận dụng tối ưu nguồn lực vào tiếp thị và bán hàng.
Cuối cùng, bạn sẽ bắt đầu thực hiện việc tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sảm phẩm hay dịch vụ và hoàn thành các mục tiêu được đề ra trong kế hoạch tiếp thị và bán hàng. Càng hoàn thành nhiều mục tiêu thì doanh nghiệp của bạn sẽ càng phát hiển lớn hơn. Nếu công việc càng phát triển, bạn sẽ cần thuê thêm nhân sự để giúp bạn phục vụ khách hàng tốt hơn và cải thiện chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng.
Như bạn thấy, khởi nghiệp kinh doanh có thể mất nhiều thời gian và đối mặt nhiều thử thách, trên con đường này bạn sẽ gặp cả thuận lợi và khó khăn, nhưng chắc chắn rằng khi bạn kiên trì thực hiện, bám sát mục tiêu và kế hoạch, công việc của bạn sẽ dễ đi đến thành công hơn.
Quang Minh, theo Entrepreneur
Xem thêm:
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn bà Brooke Rollins từ tiểu bang Texas…
Có thể bạn chưa nghe kể về nhà nguyện Sistine, nhưng chắc hẳn là bạn…
Từ ngày 26/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh, đến đêm chính…
Từ chỗ hết lòng nghiên cứu Tây y, bác sĩ Vương Nguyên Phủ tiếp xúc…
Tùng Thiện vương có số lượng sáng tác rất phong phú bao trùm các lĩnh…
Ông Piotr Kulpa, cựu Thứ trưởng Ba Lan, khẳng định rằng Ukraine không nhận được…