Kinh Tế

2 lô hàng sầu riêng, ớt Việt Nam bị Nhật Bản buộc tiêu hủy

Cơ quan kiểm dịch Nhật Bản phát hiện 2 lô hàng sầu riêng, ớt đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam có tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, yêu cầu doanh nghiệp này phải tiêu hủy.

Trong 11 tháng năm 2023, có tới hơn 90% sầu riêng Việt Nam xuất khẩu là sang thị trường Trung Quốc. (Ảnh minh họa: baokhanhhoa.vn)

Bà Lê Thị Kiều Oanh, Giám đốc Công ty Japan Apple LLC (có văn phòng tại Tokyo, Nhật Bản), cho biết doanh nghiệp này vừa thiệt hại hàng trăm triệu đồng, liên quan đến 2 lô hàng sầu riêng, ớt nhập khẩu từ Việt Nam bị cơ quan kiểm dịch Nhật Bản lấy mẫu phân tích và phát hiện tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, báo Thanh Niên đưa tin.

Cụ thể, lô hàng sầu riêng khoảng 1,4 tấn được nhập khẩu qua một doanh nghiệp lớn tại Việt Nam từ ngày 5/10, với giá 132.000 đồng/kg.

Khi hàng xuất đến Nhật Bản, cơ quan kiểm dịch nước này đã lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện tồn dư hoạt chất Procymidone với hàm lượng 0,03 ppm, trong khi tiêu chuẩn cho phép của Nhật Bản là 0,01 ppm. Đây là hoạt chất có trong thuốc trừ sâu có tác dụng diệt nấm mốc.

Còn với lô hàng hơn 4 tấn ớt, cơ quan kiểm dịch Nhật Bản lấy mẫu xét nghiệm với 4 hoạt chất thì có 2 hoạt chất tồn dư vượt ngưỡng cho phép gồm tricyclazole 0,2 ppm và hexaconazole 0,03 ppm, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 0,01 ppm.

“Cả 2 lô hàng đều bị cơ quan kiểm dịch Nhật Bản yêu cầu tiêu hủy. Riêng lô sầu riêng, doanh nghiệp thiệt hại hơn 200 triệu đồng. Còn với lô hàng ớt nếu không nhập khẩu bù thì khả năng cao sẽ còn bị phạt theo hợp đồng”, bà Oanh nói.

Theo bà Lê Thị Kiều Oanh, cơ quan kiểm dịch Nhật Bản đang áp dụng quy định kiểm dịch tất cả sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam, khiến các doanh nghiệp tốn kém nhiều chi phí, thời gian hàng lưu kho kéo dài ảnh hưởng đến khâu phân phối, tiêu thụ.

Trước đó, trong tháng 9, Công ty Japan Apple LLC nhập phải 1 lô hàng sầu riêng cắt non. Sau nhiều ngày giao hàng đến đối tác, sầu riêng không thể chín bình thường mà chín ép, có mùi chua, buộc doanh nghiệp phải thu hồi, chịu lỗ nặng.

“Các doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng đi xong là gần như chối bỏ trách nhiệm. Trong một số vụ việc, chúng tôi yêu cầu chia sẻ trách nhiệm thì họ trừ bớt tiền hàng nhưng sau đó lại tìm cách nâng giá bán”, bà Oanh cho biết.

Ở thị trường Đài Loan, mì ăn liền Việt Nam cũng đã từng bị tiêu hủy nhiều lần khi tồn dư chất cấm theo quy định của quốc gia này.

Vào tháng 8/2022, Hãng thông tấn Đài Loan cho biết Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (thuộc Bộ Y tế Đài Loan) đã quyết định thu giữ và tiêu hủy 1.440 kg mì Omachi xốt tôm chua cay nhập khẩu từ Việt Nam thông qua Công ty Qianyu (Thiên Du).

Cơ quan chức năng Đài Loan phát hiện trong gói bột gia vị mì gói hương vị tôm chua cay của Omachi có chứa 0,195 mg/kg Ethylene Oxide.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

Phong trào “Đả đảo ác ma Trung Cộng” thu thập được gần 5 triệu chữ ký

Sau 5 năm, phong trào “Đả đảo ác ma Trung Cộng” (End CCP) đã thu…

1 phút ago

Chính quyền Trump đưa ra năm lý do tại sao nên ủng hộ “Dự luật Lớn, Tuyệt đẹp”

Dưới đây là năm lý do nên ủng hộ dự luật mà chính quyền Trump…

16 phút ago

Mục đích chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng thống Nam Phi Ramaphosa được tiết lộ

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ thảo…

29 phút ago

EU và Anh áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga

Liên minh châu Âu (EU) và Vương Quốc Anh vào ngày thứ Ba (20/5) đã…

39 phút ago

Cựu giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia nhận hối lộ 39 tỷ đồng

Ông Hoàng Quốc Hùng bị truy tố vì nhận hối lộ gần 39 tỷ đồng…

2 giờ ago

Bắc Giang: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả, doanh thu 6 tỷ đồng

Bị can Nguyễn Văn Khánh bị khởi tố về hành vi sản xuất, buôn bán…

2 giờ ago