Categories: Kinh TếKinh doanh

2018: Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Công ty Sông Đà nhận lương hơn 1 tỷ đồng

Là một trong hai nguồn cấp nước lớn nhất cho địa bàn TP Hà Nội, có biên lợi nhuận ổn định mức cao, song Công ty cổ phần nước sạch sông Đà – Viwasupco (Công ty Sông Đà) đang là doanh nghiệp để xảy ra sự cố nghiêm trọng về chất lượng nước cung cấp. 

Súc xả bể nước tại các khu chung cư do nước bị nhiễm dầu thải từ nguồn cung cấp nước sông Đà. (Ảnh: hanoimoi.com.vn)

Theo báo cáo thường niêm năm 2018, Công ty Sông Đà là đầu mối cấp nước cho toàn bộ khu vực Tây Nam Hà Nội, gồm ba quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, một phần quận Cầu Giấy, quận Đống Đa, quận Nam Từ Liêm và một số đơn vị nằm cạnh hệ thống truyền tải nước dọc Đại lộ Thăng Long, với số lượng là 13 khách hàng.

90% tổng lượng nước được bán cho 3 khách hàng chính, cũng là 3 đơn vị phân phối nước gồm Viwaco, Hawaco và Nước sạch Hà Đông. Từ các đơn vị phân phối, tổng khoảng 250.000 hộ trên địa bàn Hà Nội sử dụng nguồn nước của Nhà máy nước sông Đà.

Lưu lượng trung bình từ nguồn cấp từ nhà máy nước mặt sông Đà khoảng 250.000-260.000 m3/ngày đêm. Tổng sản lượng tiêu thụ cả năm 2018 hơn 91 triệu m3, tăng 13,3% so với sản lượng năm 2017.

Theo ban lãnh đạo Công ty, điều này do nhu cầu nước liên tục tăng cao. Riêng trong quý 3/2018, sản lượng tiêu thụ đã tăng gần 22%.

Năm 2018, Công ty Sông Đà đạt tổng doanh thu hơn 471,8 tỷ đồng, tăng 12,7% so với tổng doanh thu năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 218,5 tỷ đồng, tăng 28,6%.

Về chi trả lương cho thành viên ban lãnh đạo, ông Nguyễn Văn Tốn nhận lương 120 triệu đồng/năm trên tư cách thành viên HĐQT, hơn 976 triệu đồng/năm trên tư cách Tổng Giám đốc; tổng hơn 1 tỷ đồng/năm.

Chủ tịch HĐQT Lưu Việt Thịnh nhân lương hơn 1 tỷ đồng/năm; Phó Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hưng nhận hơn 202 triệu đồng/năm; Phó Tổng giám đốc Trương Quốc Dương nhận hơn 218 triệu đồng/năm.

Kế toán trưởng Hoàng Văn Anh nhận hơn 685 triệu đồng/năm; Giám đốc Tài chính Bùi Đăng Khoa nhận hơn hơn 667 triệu đồng/năm.

Bảng lương ban lãnh đạo Công ty Sông Đà năm 2018. (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2018/viwasupco.com.vn)

Dù doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng (từ năm 2012-2018, doanh thu tăng 65%, lợi nhuận tăng gấp gần 4 lần), Công ty Sông Đà thừa nhận rủi ro lớn về công suất và về tình trạng đường ống dẫn nước.

Hiện công ty này chỉ có một đường ống độc đạo, chất liệu ống cốt sợi thuỷ tinh, lại chạy dọc giữa dải phân cách của Đại lộ Thăng Long, qua nhiều khu vực có nền địa chất yếu, mật độ ô tô chở vật liệu xây dựng lưu thông hàng ngày cao, gây nguy cơ rò rỉ và vỡ đường ống. Trong năm 2018, Công ty Sông Đà ghi nhận đã xảy ra 4 lần vỡ đường ống. Từ năm 2012 đến nay, tổng cộng vỡ 22 lần.

Ngoài ra, nhà máy đã sử dụng hết công suất của tuyến ống truyền tải nước sạch.

Theo kế hoạch, trong tình huống có sự cố (vỡ ống hoặc giảm áp lực, thiếu nguồn), Công ty Sông Đà sẽ điều tiết trạm bơm tăng áp Tây Mỗ và đoạn tuyến từ trạm tăng áp đến vành đai 3 để duy trì nguồn cấp cho khu vực nội đô; tăng áp, bổ sung lưu lượng cấp nước cho khu vực khi sửa chữa, bảo dưỡng tuyến số 1 sông Đà. Đồng thời, bổ sung nguồn cấp từ Công ty CP Nước mặt sông Đuống cho Công ty Viwaco, Công ty nước sạch Hà Đông.

Theo báo cáo, Công ty Sông Đà dự kiến trong năm 2019 sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn 2, sang năm 2020 nâng tổng công suất lên 600.000 m3/ngày đêm.

Về cổ đông, gần 99% cổ phần công ty Sông Đà do 3 cổ đông lớn nhất nắm giữ, gồm nhóm Năng lượng Gelex nắm giữ 60,46% cổ phần, REE nắm 35,95%, Quỹ đầu tư MB nắm 2,22%.

Tổng công suất nguồn cấp nước từ các nhà máy nước tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội tính đến năm 2018 khoảng 1.370.000 m3/ngày đêm, gồm các nguồn cấp:

Nguồn cấp từ các Nhà máy nước do Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội quản lý, công suất khoảng 670.200 m3/ngày đêm.

Nguồn cấp từ nhà máy nước mặt sông Đà do Công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) quản lý với lưu lượng cấp cho Hà Nội trung bình khoảng 250.000-260.000 m3/ngày đêm.

Nguồn cấp từ 3 trạm cấp nước (Hà Đồng cơ sở 1, cơ sở 2 và trạm Dương Nội) do Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đồng quản lý, công suất khoảng 70.000 m3/ngày đêm.

Nguồn cấp từ 2 trạm cấp nước (Sơn Tây 1 và 2) do Công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây quản lý, công suất khoảng 27.000 m3/ngày đêm.

Nguồn cấp từ Nhà máy nước mặt sông Đuống có khả năng cung cấp sản lượng theo công suất thiết kế giai đoạn 1 là 150.000 m3/ngày đêm.

Các nguồn cấp nước cục bộ như: Nhà máy nước Ba Vì 15.000 m3/ngày đêm; Trạm cấp nước Văn Điển 6.000 m3/ngày đêm…

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

10 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago