Cán cân thương mại trong tháng 7 ước tính thâm hụt 300 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm 2017, Việt Nam nhập siêu 3,1 tỷ USD, bằng 2,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 14,7 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,6 tỷ USD.
Theo số liệu Tổng cục thống kê, 7 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 115,2 tỷ USD, tăng trưởng 18,7% so với cùng kỳ năm 2016; trong khi đó nhập khẩu ở mức 118,3 tỷ USD, tăng trưởng 24%.
Tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng của xuất khẩu đã khiến thâm hụt thương mại 7 tháng đầu năm lên mức 3,1 tỷ USD, bằng 2,7% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu.
Xuất khẩu tăng trưởng 18,7%, trong khi tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu nhanh hơn, ở mức 24%.
Trong 7 tháng đầu năm 2017, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 14,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,6 tỷ USD. Như vậy, có thể thấy cán cân thương mại của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào khối kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 23,4 tỷ USD, tăng 9,9%. Trong khi đó thị trường Trung Quốc tiếp tục có mức tăng trưởng cao nhất: 42,6% so với cùng kỳ năm 2016.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 31,7 tỷ USD trong 7T.2017, trong khi đó hàng hoá nhập khẩu từ Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với 50,8%.
Trong quan hệ song phương với các nước, Việt Nam thâm hụt thương mại với Hàn Quốc nhiều nhất, luỹ kế 7 tháng đầu năm 2017 đã thâm hụt -19,1 tỷ USD; kế đến là Trung Quốc với mức thâm hụt -16,2 tỷ USD. Đối với các thị trường trong khu vực ASEAN, chúng ta cũng tỏ ra lép vế khi nhập siêu từ khối này đã là 3,37tỷ USD sau 7 tháng.
Mỹ và EU chính là hai thị trường tiềm năng lớn mà Việt Nam cần chú trọng, đem về mức thặng dư 32,6 tỷ USD.
Các mặt hàng có lượng nhập khẩu nhiều nhất đứng đầu là các máy móc thiết bị, phụ tùng với 21,4 tỷ USD.
Kế đến là các sản phẩm điện tử/máy tính và điện thoại/linh kiện có lượng nhập khẩu lần lượt là 19,2 và 7,3 tỷ USD.
Có 3 nhóm hàng có mức xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2016, trong đó Đá quý và các sản phẩm kim loại quý có mức giảm lớn nhất -52,7%, sau đó là hạt tiêu -18% và sắn -7,5%.
Cao su, sắt thép, và các sản phẩm công nghệ của các công ty FDI tiếp tục là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có tốc độ tăng mạnh trong tháng.
Chân Hồ
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…