Theo dự báo, với tốc độ tăng trưởng 22%/năm, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD vào cuối năm 2020.
Ngày 18/12, Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam công bố báo cáo mới nhất về ngành Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018.
Theo nghiên cứu của Nielsen, hiện có khoảng 35,8 triệu người Việt sử dụng internet với tốc độ tăng hàng năm là 11%/năm. Trong đó, có đến 98% người dùng tham gia mua sắm trực tuyến.
Trong đó, có đến 60% người mua sắm trực tuyến là nữ, độ tuổi mua sắm trực tuyến từ 25 – 29 tuổi chiếm khoảng 55%. Phần lớn người mua hàng qua mạng đều là đối tượng độc thân, 55% khách hàng là nhân viên văn phòng.
Những ngành hàng được nhóm khách hàng này quan tâm và chiếm tỷ trọng bán ra nhiều nhất là thời trang, du lịch, sách và âm nhạc.
Bên cạnh đó, đại diện Nielsen cho biết thêm trong năm qua, nhiều lĩnh vực khác cũng chứng kiến tăng trưởng đáng kể trong các giao dịch thương mại điện tử, nhất là giao hàng từ các nhà hàng, quán ăn với 24% người tiêu dùng online đã sử dụng.
Theo Nielsen, dịch vụ hoàn trả tiền và miễn phí giao nhận là những yếu tố đã khuyến khích người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Điều này khiến cho ranh giới giữa mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến đang dần được xóa nhòa, khi có đến 63% khách hàng mua sắm trực tuyến cho biết họ cảm thấy hài lòng khi được trả lại tiền nếu sản phẩm nhận được không đúng như đã đặt, và hơn 50% số khách hàng ưu tiên mua các sản phẩm được miễn phí giao hàng (free ship).
Bên cạnh tốc độ gia tăng đáng kể về thương mại điện tử, đại diện Nielsen cho biết người tiêu dùng vẫn còn tâm lý sợ mua hàng online vì lo ngại hàng giả, hay nhu cầu mong muốn nhìn thấy sản phẩm trực tiếp, có thể chạm và thử sản phẩm… là những rào cản đối với ngành. Do đó, doanh nghiệp cần nắm bắt mức độ sẵn sàng mua sắm online của người tiêu dùng để có chiến lược đầu tư phù hợp.
Trả lời cho câu hỏi liệu rằng kênh bán lẻ truyền thống (offline) sẽ còn đóng vai trò quyết định? Ông Bart Verheyen, Giám đốc thương mại MEDiCARE cho rằng không nên bỏ qua kênh mua sắm ngoại tuyến, nhất là đối với ngành hàng sức khỏe và làm đẹp, bởi theo ông Bart, kênh ngoại tuyến vẫn có những ưu điểm và lợi thế mà kênh mua bán trực tuyến (online) không thể so sánh được.
Theo kế hoạch phát triển thị trường thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020, Bộ Công thương đặt mục tiêu có khoảng 30% dân số tham gia mua hàng trực tuyến, với giá trị bình quân mỗi năm đạt 350 USD/người.
Cơ quan này dự báo tốc độ tăng trưởng doanh số thương mại điện tử cũng có thể lên tới 20%/năm, đạt 1o tỷ USD và chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ vào cuối năm 2020.
Tường Văn
Xem thêm:
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…