Elizabeth Holmes sáng lập nên Theranos năm 2003 khi cô mới 19 tuổi. Vào thời hoàng kim của mình, công ty được định giá 9 tỷ đô la nhờ tuyên bố sẽ cách mạng hóa ngành thử máu.
Thế nhưng thứ sáu (15/6) vừa rồi, nữ tỷ phú trẻ tuổi xinh đẹp Holmes và đồng nghiệp Ramesh Balwani đã bị tòa án quận phía Bắc của California truy tố về một loạt những tội danh. Đây là kết quả của một cuộc điều tra bắt đầu từ tháng 10 năm 2015 với chất xúc tác là loạt bài viết trên tờ Wall Street Journal. Holmes cũng đã phải rời khỏi vị trí CEO.
Bản cáo trạng với 11 điểm đã cáo buộc Theranos lừa dối các nhà đầu tư – trong đó có người đã chuyển khoản cho Theranos 100 triệu đô vào ngày 31/10/2014 – cũng như các bác sĩ và bệnh nhân với những hứa hẹn về một phương pháp thử máu có thể cho ra kết quả nhanh chỉ với một lần lấy máu ngón tay, thay vì phải thực hiện theo các phương pháp phức tạp thông thường.
Những cái tên đình đám đã đầu tư vào Theranos có: nhà sáng lập Oracle – Larry Ellison, tập đoàn tài chính Draper – Fisher Jurvetson, đương kim Bộ trưởng Giáo dục Mỹ – Betsy DeVos và ông trùm truyền thông Rupert Murdoch…
“Holmes và Balwani đã nghĩ ra một kế hoạch để lừa đảo các bác sĩ và bệnh nhân, bằng các quảng cáo và chiêu trò marketing, bằng các tuyên bố chính diện hay ngụ ý về khả năng cung cấp các kết quả thử máu nhanh, rẻ, chính xác và đáng tin cậy, và từ sự vô trách nhiệm với những tồn tại và hạn chế trong công nghệ của Theranos,” bản cáo trạng cho biết.
>> Nhìn vào đồng nghiệp tại Trung Quốc, CEO Facebook có thấy may mắn hơn?
Đây không phải là rắc rối pháp lý đầu tiên của Theranos. Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ SEC đã từng đệ trình một tố tụng dân sự vào tháng 3 năm nay, nhưng Holmes và công ty nhanh chóng dàn xếp vụ việc. Holmes khi đó đã phải trả 500.000 đô la tiền phạt, trả lại 18,9 triệu cổ phiếu của Theranos, và bị cấm làm lãnh đạo hoặc giám đốc bất kỳ một công ty niêm yết đại chúng nào trong vòng 10 năm tới.
Tuy vậy những cáo buộc mới nhất có thể không dễ dàng dàn xếp như vậy. Cả Holmes và Balwani, cựu chủ tịch công ty này, đều phải đối mặt với tối đa 20 năm tù nếu bị kết tội, kèm theo các điều khoản phạt bổ sung khác. Bộ Tư Pháp Mỹ cũng đã quyết định dùng vụ án này để cảnh báo về đạo đức kinh doanh tại Thung lũng Silicon.
“Khu vực này, và tiêu biểu nhất là Thung lũng Silicon, là trung tâm tập trung những công nghệ hiện đại và tinh thần doanh nhân, và tiền của nhà đầu tư là thứ khiến những điều này trở thành hiện thực,” John F. Bennett, trưởng nhóm điều tra của FBI nói. “Văn phòng này, cùng với các đối tác thực thi luật pháp khác của chúng tôi ở vùng Bay Area, sẽ điều tra quyết luyệt và khởi kiện những ai không chơi theo luật của Thung lũng Silicon.”
Vụ truy tố đến sau loạt bài điều tra của nhà báo John Carreyrou của tờ Wall Street Journal, người đã dành vài năm qua để viết bài về Theranos và khám phá ra rất nhiều những hành vi sai trái của nó. Nhà điều tra đã theo dấu những lời khoác lác của Theranos đến các nhà đầu tư và cộng đồng y học – rằng họ có thể cho ra kết quả trong vòng vài giờ thay vì vài ngày, cũng như những thông tin cho rằng thiết bị đã đăng ký độc quyền này “có vấn đề về độ chính xác và độ tin cậy, chạy chậm hơn các thiết bị đối thủ, và không thể cạnh tranh nổi với các máy móc to lớn hiệu năng cao phổ biến hiện nay, hoặc khả năng đồng thời kiểm tra máu của nhiều bệnh nhân.” Để bù đắp cho những thiếu sót này, Theranos đã dùng chính những thiết bị mà nó đã chê bai là cổ lỗ sĩ để hoàn thành các bài kiểm tra.
>> Câu chuyện khởi nghiệp và công thức bí mật của giáo sư John Vũ
Holmes bỏ học khỏi trường đại học Stanford để thành lập Theranos với mơ ước tạo ra một phương pháp khác rẻ hơn để thay thế cách thử máu truyền thống. Cô đã từng được báo chí ca ngợi là nữ tỷ phú tự lực trẻ nhất thế giới. Nhưng giờ đây giá trị tài sản của cô chỉ còn là con số 0.
Holmes chính là biểu tượng tiêu biểu cho văn hóa “Fake it until you make it” (Tạm dịch: hãy nói dối cho đến khi thực sự đạt được thành công) của Thung lũng Silicon. Nhưng nguyên nhân câu chuyện Theranos nổi đình nổi đám đến vậy, và lý do Holmes và Balwani phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng đến thế hiện nay, là vì vụ bê bối đã đi quá xa khỏi của một chu kỳ phát triển điển hình của một công ty công nghệ.
Tuy rằng ở thung lũng công nghệ này chẳng thiếu những sản phẩm “đầu voi đuôi chuột” làm tức giận người tiêu dùng và nhà đầu tư, nhưng Theranos nguy hiểm ở chỗ nó tác động trực tiếp đến những chẩn đoán y học. Bản cáo trạng cho rằng Holmes và Balwani đã cố tình đưa ra những kết quả thử nghiệm không chính xác và không đáng tin cậy. Bạn không thể phát triển thật nhanh và gây lỗi nếu đó là sinh mạng con người.
Vậy nên, hãy xem vào vụ truy tố Theranos không chỉ là một cơ hội để khôi phục cho tinh thần của Thung lũng Silicon, mà còn là để phơi bày hiện trạng của nó. Hãy để cho những gì Holmes và Balwani đang và sắp phải nhận là một bài học cho tham vọng tăng trưởng nhưng vô trách nhiệm và bất chấp hậu quả.
Còn từ giờ cho đến lúc đó? Trong một thông cáo báo chí xuất hiện vào thứ 6, Theranos cho biết Holmes sẽ vẫn tiếp tục là chủ tịch ban quản trị của công ty.
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…