Kinh Tế

BIDV trả lại gần 270 tỷ đồng ‘tự ý’ cấn nợ từ Quỹ bình ổn xăng dầu

Liên quan đến vụ tự ý cấn trừ nợ từ tài khoản Quỹ bình ổn xăng dầu của doanh nghiệp, Ngân hàng BIDV đã hoàn trả lại số tiền gần 270 tỷ đồng do việc này vi phạm quy định.

Theo Bộ Tài chính, số dư Quỹ bình ổn đến hết ngày 30/6/2023 lên tới 7.424 tỷ đồng. (Ảnh: baochinhphu.vn)

Ông Phạm Văn Bình, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài Chính) cho biết Ngân hàng BIDV chi nhánh Long Biên đã trả lại số tiền gần 270 tỷ đồng cấn nợ từ khoản quỹ bình ổn giá xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối là Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà, báo Giao Thông đưa tin.

Theo ông Bình, số tiền này được hoàn trả vào đầu tháng 11. BIDV đã có văn bản thông báo việc này với Bộ Tài chính và Bộ Công thương.

Hôm 31/5, BIDV – chi nhánh Long Biên cấn nợ từ tài khoản quỹ bình ổn xăng dầu do Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà trích lập.

Được biết, Quỹ bình ổn xăng dầu là tiền của người dân được thu thông qua giá bán mỗi lít xăng dầu, chỉ để phục vụ mục tiêu bình ổn giá khi giá xăng dầu thế giới tăng cao đẩy giá vốn trong nước tăng cao.

Sau khi phát hiện sự việc, ngày 5/6, Công ty Hải Hà đã gửi công văn đến BIDV Long Biên đề nghị ngân hàng này trả lời bằng văn bản về khoản tiền tự động trích thu nợ.

Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật ANVI khẳng định việc ngân hàng trích tiền từ Quỹ bình ổn giá để thu hồi nợ của doanh nghiệp là sai pháp luật hoàn toàn.

TS Ngô Trí Long, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) khẳng định: Quỹ bình ổn giá là tiền người dân góp vào, do Nhà nước quản lý, doanh nghiệp chỉ giữ hộ Nhà nước chứ không phải tiền của doanh nghiệp.

Ông Long cho biết ngân hàng không được phép lấy tiền từ quỹ này để cấn nợ với doanh nghiệp, điều này trái luật.

Vào tháng 7/2023, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an (A09) khởi tố vụ án tại Công ty Xuyên Việt Oil, Bộ Công thương lập đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật kinh doanh xăng dầu năm 2023 đối với 4 doanh nghiệp. Lúc này Xuyên Việt Oil cùng với ba doanh nghiệp khác là Công ty Hưng Phát, Công ty Thiên Minh Đức và Công ty Hải Hà bị thanh tra, theo báo Tuổi Trẻ.

Sau đó, Bộ Công Thương chính thức rút giấy phép thương nhân đầu mối xuất nhập khẩu đối với Xuyên Việt Oil, đề nghị doanh nghiệp này nộp lại tiền quỹ bình ổn.

Tuy nhiên, trên thực tế khi lãnh đạo công ty này bị khởi tố, bắt tạm giam, Bộ Tài chính vẫn chưa thể đòi được quỹ bình ổn do người dân đóng góp từ doanh nghiệp này.

Còn đến nay, Công ty Hải Hà nợ hơn 1.700 tỷ đồng tiền thuế. Trong khi đó, năm 2021, doanh nghiệp này nợ khoảng 815 tỷ đồng; năm 2020 nợ khoảng 761 tỷ đồng.

Tuấn Minh

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

2 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

3 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

4 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

5 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

6 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

6 giờ ago