Biến chủng Omicron làm tăng tính bất ổn của thị trường toàn cầu

Chỉ hai ngày sau khi Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố xả kho dự trữ dầu chiến lược nhằm kìm hãm giá dầu, ngày 25/11, thông tin một loại virus biến thể mới được phát hiện tại Nam Phi đã khiến thị trường toàn cầu hoang mang. Các chuyên gia cho rằng sự xuất hiện của loại virus mới ở Nam Phi đã mang đến sự bất ổn cho thị trường và cú sốc của nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến định hướng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, từ đó khiến thị trường có nhiều biến động.

(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Ngày 25/11, các nhà khoa học Nam Phi cho biết họ đã phát hiện một biến thể mới của virus viêm phổi Vũ Hán. Chủng biến thể mới được xác định là “B.1.1.529” này có một loạt các đột biến mới “rất bất thường”. So với biến thể Delta rất dễ lây lan, biến thể này chứa nhiều protein gai đột biến hơn, có nghĩa là nó cản trở phản ứng miễn dịch của cơ thể và dễ lây lan hơn. Vào ngày 26/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt tên cho biến thể mới là “Omicron” với chữ cái thứ 15 là “O” trong bảng chữ cái Hy Lạp.

Đối mặt với biến thể Omicron đang đe dọa ập đến, nhiều quốc gia trên thế giới đã tái khởi động các biện pháp hạn chế đi lại quốc tế. Hiện tại, hàng chục quốc gia đã áp đặt các hạn chế đi lại đối với Cộng hòa Nam Phi và các nước láng giềng Nam Phi.

Nam Phi đưa ra cảnh báo về biến thể mới này có khả lây lan nhanh chóng, thông tin đưa ra ngay lập tức gây hoảng loạn trên thị trường toàn cầu: Vào ngày thứ hai của Lễ Tạ ơn ở Mỹ, thường được gọi là “Black Friday”, chứng khoán Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cổ phiếu ngân hàng giảm trên diện rộng, và hầu hết các cổ phiếu công nghệ lớn đều giảm. Tính đến thời điểm đóng cửa, chỉ số Dow Jones đóng cửa giảm 905 điểm, giảm 2,53%, mức giảm trong một ngày lớn nhất trong năm nay; chỉ số S&P 500 giảm hơn 100 điểm, đóng cửa giảm 2,27%, cũng là mức giảm lớn nhất kể từ tháng Hai năm nay; chỉ số Nasdaq đóng cửa đã giảm gần 354 điểm, tương đương 2,23%.

Do lo ngại việc phong tỏa có thể làm giảm nhu cầu về nhiên liệu vận tải, giá dầu quốc tế cũng đã giảm mạnh. Trong này, giá dầu thô trung cấp Tây Texas (WTI) giao sau đóng cửa giảm 13,06%, xuống còn 68,15 đô la Mỹ / thùng, xuống dưới mốc quan trọng 70 đô la Mỹ / thùng, đây cũng là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4/2020.

Giá dầu Brent giao sau tại London giảm 9,5 đô la Mỹ xuống 72,72 đô la Mỹ / thùng, mức giảm 11,6%, đây là lớn nhất trong ngày tính theo tỷ lệ phần trăm kể từ ngày 21/4/2020.

Thời điểm thay đổi của dịch bệnh này trùng với kỳ vọng của thị trường rằng Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ công bố tăng tốc Taper vào tháng 12. Taper là chỉ các hành động của FED nhằm giảm quy mô mua trái phiếu và thu nhỏ bảng cân đối dự trữ liên bang.

Loại virus biến thể mới được phát hiện đã khiến các nhà đầu tư cân nhắc lại việc đặt cược của họ rằng FED sẽ tăng lãi suất nhanh chóng để dập tắt lạm phát. Thị trường hoãn thời gian dự kiến ​​FED tăng lãi suất lần đầu thêm 25 điểm cơ bản từ tháng 6 năm sau sang tháng 9 năm sau, đồng thời cho rằng trước năm 2023, sẽ không có đợt tăng lãi suất nào nữa. Trước đó, do lạm phát tăng vọt, một số quan chức FED đã bắt đầu thảo luận về việc đẩy nhanh tốc độ giảm lượng mua trái phiếu.

Chuyên gia: Biến chủng mới của virus khiến thị trường có nhiều biến số

Hôm 28/11, ông Mike Sun, chuyên gia kỳ cựu về chiến lược đầu tư Trung Quốc và là nhà tư vấn đầu tư tư nhân, nói với Epoch Times rằng sự xuất hiện của loại biến thể mới này đã khiến thị trường phản ứng quá mức.

Ông Mike Sun nói rằng Tổng thống Mỹ Biden đã đưa ra 50 triệu thùng dầu dự trữ và hợp lực với một số quốc gia để kiềm chế giá dầu. “Kết quả là sau khi ông Biden đưa ra thông tin, giá dầu quốc tế không những không giảm mà còn tăng lên, tức là 50 triệu thùng không khởi được tác dụng lớn trên thị trường, và cũng không có nhiều tác động.” Ông nói, “Thật trùng hợp, đúng thời điểm quan trọng này, ở châu Phi lại xuất hiện một chủng virus biến thể. Sau khi tin tức được đưa ra, dầu thô đã giảm mạnh hơn 13%. Thị trường chứng khoán châu Âu và thị trường chứng khoán Mỹ đều giảm mạnh, đều là phản ứng quá mức.”

Ông cho rằng thế giới đang phải đối mặt với một vấn đề, nước Mỹ đối mặt với một số vấn đề càng nổi cộm hơn, đó là lạm phát cao trong ngắn hạn, và tỷ lệ ủng hộ ông Biden giảm sút vì người dân cho rằng giá cả quá đắt. Mỹ sẽ tổ chức bầu cử giữa kỳ vào năm tới, nếu bây giờ ông Biden không kiềm chế được CPI (chỉ số giá tiêu dùng) thì vấn đề đằng sau sẽ không thể thu dọn được, giá dầu là đối tượng đầu tiên nên ông Biden sẽ kiềm chế giá dầu. Khi giá dầu giảm, thì CPI tự nhiên sẽ giảm từ từ. “Suy nghĩ của ông Biden rất rõ ràng, đó là phải kiềm chế lạm phát, nếu không, những vấn đề đằng sau sẽ rất phiền phức.”

Ông Mike Sun cũng nói rằng FED luôn cần phải rút ra khỏi nới lỏng định lượng và sau đó tăng lãi suất, “về cơ bản đây là sự đồng thuận của tất cả mọi người”. Ông nói, “Nếu dịch bệnh ở châu Phi bùng phát thực sự giống như họ dự liệu, gây ra tác động rất lớn, thì việc tăng lãi suất có thể thực sự bị trì hoãn, và chính sách của FED sẽ thay đổi. Do đó, bên trong vấn đề này có rất nhiều biến số.”

Ông Biden tung 50 triệu thùng dầu thô, không có nhiều tác động

Hôm 23/11, Tổng thống Mỹ Biden có bài phát biểu rằng sau khi OPEC và các đồng minh từ chối tăng sản lượng dầu, Mỹ sẽ tung ra 50 triệu thùng dầu thô từ Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược và phối hợp với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh để điều tiết lượng dầu tung ra nhằm kiềm chế giá dầu đã đạt mức cao nhất trong 7 năm.

Vài tuần trước khi có thông báo này, Mỹ tiếp tục gây áp lực buộc các nước sản xuất dầu OPEC phải tăng sản lượng khai thác dầu, với hy vọng hạ nhiệt giá dầu đang tăng vọt. Tuy nhiên, OPEC đã không thỏa hiệp.

Giá năng lượng cao đã lan sang nhiều mặt hàng khác ở Mỹ, tỷ lệ lạm phát ở Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 31 năm. Năm tới Mỹ sẽ có cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, ông Biden đang phải đối mặt với áp lực chính trị trong nước và ông được yêu cầu phải giảm bớt lạm phát, đặc biệt là giá xăng dầu.

Hành động phối hợp chưa từng có này nhằm mục đích giảm giá dầu và giảm sự kiểm soát nguồn cung của OPEC. Ông Biden nói rằng người Mỹ sẽ sớm thấy giá dầu giảm. Tuy nhiên, động thái này không khiến giá dầu thô giảm mạnh.

Nhóm phân tích của Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo rằng việc giải phóng trữ lượng dầu toàn cầu chỉ như muối bỏ bể, không có nhiều tác động.

Theo Diệc Dương, Epoch Times

Xem thêm:

Diệc Dương

Published by
Diệc Dương

Recent Posts

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

2 phút ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

2 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

7 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

8 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

9 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

9 giờ ago