Lượng điện năng tiêu thụ trong một năm để tạo ra bitcoin tương đương với điện năng tiêu thụ của cả đảo quốc Iceland (khoảng 17,62 TWh ( tỷ kilowat giờ).
Giá bitcoin vẫn đang tăng lên chóng mặt, có lúc đã lập đỉnh mới 6.000 USD vào cuối tuần trước và hiện đang ở quanh ngưỡng 5.600 USD, bất chấp những cảnh báo gần đây của một số chuyên gia tài chính và hầu hết chính phủ các nước vẫn chưa chấp nhận các giao dịch bitcoin một cách chính thức, loại tiền ảo này vẫn có nhu cầu tăng cao.
>> Ngân hàng Goldman Sachs sẽ phát triển các dịch vụ liên quan đến bitcoin?
Bitcoin được giới thiệu vào năm 2009, là một phương thức mới trong trao đổi hàng hóa dịch vụ, cho phép các giao dịch giữa hai người được thực hiện trực tiếp mà không cần đến hệ thống ngân hàng.
Công nghệ mới cho phép những giao dịch này được xác nhận bởi một hệ thống các nút mạng và được ghi nhận trong sổ cái (còn gọi là blockchain).
Việc tạo ra bitcoin do những tình nguyện viên được gọi là ‘thợ đào bitcoin’ thực hiện. Những tình nguyện viên này, sau khi được yêu cầu, sẽ thực hiện việc giải các thuật toán phức tạp nhờ vào một hệ phần cứng tiên tiến. Đổi lại, họ sẽ nhận được phần thưởng là bitcoin và một khoản phí giao dịch.
Tuy nhiên để tạo ra các đồng tiền ảo cần có những máy tính công suất lớn với mức tiêu thụ điện năng khổng lồ.
Nếu ngành công nghiệp bitcoin tiếp tục được mở rộng với tốc độ nhanh chóng như hiện nay, người ta dự đoán rằng một loại hình công nghệ hay ngành mới nhằm giúp tiêu thụ điện năng một cách tiết kiệm hơn có thể sẽ phát triển.
Ước tính tổng số năng lượng điện đang sử dụng để đào bitcoin một năm là là khoảng 17,4 terawatt giờ (TWh = tỷ KWh). Chỉ một giao dịch bitcoin đơn lẻ tiêu tốn trung bình 193 KWh, tương đương với tiêu thụ điện năng trong một ngày của 6,4 hộ gia đình Mỹ.
Các cơ sở đào bitcoin lớn nhất được đặt ở Trung Quốc, nơi sản xuất ra phần lớn phần cứng ASIC (vi mạch tích hợp) của thế giới, loại phần cứng đóng vai trò quan trọng trong việc “đào” bitcoin.
>> Trung Quốc ra tín hiệu đóng cửa các sàn giao dịch Bitcoin
Theo tạp chí Digi Economist, năng lượng điện tiêu thụ để đào bitcoin chiếm khoảng 0,08% năng lượng điện toàn cầu, trong khi năng lượng điện để tạo ra ETH (một loại tiền số khác) vào khoảng 0,02%.
Lượng điện năng tiêu thụ để tạo ra bitcoin tương đương với điện năng tiêu thụ của cả quốc gia Iceland (khoảng 17,62 TWh) một năm.
Có thể nói, sự phát triển của công nghệ đang làm thay đổi đáng kể ngành tài chính.
Trong quá khứ, việc trao đổi hàng hóa được thực hiện theo phương thức hàng đổi hàng, dần dần phát triển thành hình thái tiền tệ như ngày nay.
Hệ thống tiền tệ tồn tại được, nhờ vào sự chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu và sự bảo hộ của các chính phủ. Vì thế tiền tệ của các quốc gia được coi là đồng tiền pháp định.
Đối với đồng tiền bitcoin, sự thuận lợi trong giao dịch mà không cần đến một bên trung gian như ngân hàng hay một tổ chức nào khác đã khiến cho nhiều người muốn sử dụng nó.
Tuy nhiên, sự tăng giá của loại tiền ảo này kể từ khi ra đời cho đến nay được cho là do yếu tố đầu cơ nhiều hơn bởi vì nó vẫn chưa được nhiều nước chấp nhận.
Các chính phủ có thể cần có thời gian để đánh giá mức độ an toàn khi sử dụng loại tiền này.
Ngoài ra, việc tiêu thụ điện năng khổng lồ khiến chi phí tạo ra tiền ảo tương đối cao cũng có thể là một yếu tố làm cản trở sự phát triển của loại tiền này.
Liên Hương (T/h)
Xem thêm:
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…