Bộ Công thương: Giá trần điện gió trên biển gần 1.816 đồng một kWh

Bộ Công thương vừa đưa ra khung giá trần cho các loại năng lượng như điện mặt trời, điện gió,… trong đó cao nhất là gần 1.816 đồng một kWh đối với điện gió trên biển.

Sau hơn 2 năm doanh nghiệp chờ đợi, Bộ Công thương vừa đưa ra khung giá cho điện mặt trời, điện gió. (Ảnh minh họa: HeiSpa/Shutterstock)

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương do Thứ trưởng Đặng Hoàng An ký ngày 7/1. Theo đó, quy định giá trần là giá cao nhất của khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, báo Tuổi Trẻ đưa tin.

Cụ thể, mức giá trần của khung giá với nhà máy điện mặt trời mặt đất là 1.184,90 đồng/kWh; nhà máy điện mặt trời nổi là 1.508,27 đồng/kWh; nhà máy điện gió trong đất liền là 1.587,12 đồng/kWh; nhà máy điện gió trên biển là 1.815,95 đồng/kWh.

Việc ban hành khung giá này là căn cứ để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị phát điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp thực hiện.

Trước đó, EVN cũng đã có tờ trình gửi Bộ Công thương với hồ sơ tài liệu của 102 nhà máy điện mặt trời và 109 nhà máy điện gió.

Tập đoàn này đưa ra 4 phương án để tính khung giá, bao gồm tính toán dựa trên suất đầu tư, tỷ lệ vốn vay, lãi suất và các khoản thuế. Hoặc các phương án không bao gồm yếu tố suất đầu tư, sản lượng điện… Tuy vậy, mức giá EVN đề xuất cao hơn mức mà Bộ Công thương vừa phê duyệt như trên.

Đến cuối năm ngoái, số dự án điện gió, mặt trời đã vận hành chiếm gần 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống, trong đó có 16.545 MW điện mặt trời mặt đất, mái nhà và 4.126 MW điện gió, theo Vnexpress.

Giá FIT ưu đãi 20 năm với dự án điện mặt trời là 9,35 cent một kWh (khoảng 2.200 đồng một kWh) và 7,09 – 8,38 cent (1.644 – 1.943 đồng một kWh); dự án điện gió là 8,35 – 9,8 cent (1.927 – 2.223 đồng một kWh).

Nhưng các chính sách này đã hết ưu đãi từ ngày 31/12/2020 với điện mặt trời và từ 1/11/2021 với điện gió.

Trong số các dự án đang chờ khung giá điện mới, có 5 dự án hoặc phần dự án điện mặt trời công suất hơn 452 MW chờ xác định giá điện và 62 dự án điện gió với tổng công suất gần 3.480 MW đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN.

Ngoài ra còn một số dự án đang đầu tư, triển khai dở dang đang chờ cơ chế, giá chuyển tiếp.

Theo ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, khung giá Bộ Công thương đưa ra với các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp “khá an toàn”, cũng theo Vnexpress.

Ông Sơn cho rằng mức giá trên có thể chưa như kỳ vọng của các nhà đầu tư, song sau thời gian dài “mòn mỏi” chờ đợi hơn 2 năm với các dự án điện mặt trời không kịp vận hành thương mại đúng hạn để hưởng giá FIT, mức này cũng giúp họ “dễ thở hơn”.

Tuấn Minh

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

53 phút ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

2 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

2 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

2 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

2 giờ ago