Ủy ban Cạnh tranh quốc gia được thành lập trên cơ sở hợp nhất Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng với Hội đồng Cạnh tranh. Dự kiến, đến năm 2025, Ủy ban này sẽ có hơn 150 biên chế.
Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo Nghị định quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia để lấy ý kiến các bên liên quan.
Ủy ban Cạnh tranh quốc gia được thành lập trên cơ sở hợp nhất Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng với Hội đồng Cạnh tranh.
Về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, gồm: Xây dựng và trình bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc để bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; phát hiện và kiến nghị cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản đã ban hành có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,…
Ủy ban này cũng thụ lý, tổ chức điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật; thụ lý, tổ chức điều tra và xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật; kiểm soát tập trung kinh tế; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp độc quyền,…
Theo dự thảo, Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Chủ tịch ủy ban là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và trước pháp luật về tổ chức hoạt động của ủy ban.
Phó Chủ tịch ủy ban có trách nhiệm giúp chủ tịch thực hiện nhiệm vụ theo phân công của chủ tịch.
Ủy ban có tối đa 15 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bao gồm ủy viên thường trực là chủ tịch và các phó chủ tịch cùng các ủy viên không thường trực khác.
Thành viên Ủy ban thực hiện nhiệm vụ là thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự tố tụng cạnh tranh quy định trong Luật cạnh tranh 2018.
Bộ Công Thương dự kiến bộ máy giúp việc cho Ủy ban gồm 8 đơn vị:
Ngoài ra còn có 1 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Thông tin tư vấn và đào tạo: 20-25 biên chế.
Theo Bộ Công Thương, tổng biên chế được giao hiện nay của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng là 50 biên chế công chức và Văn phòng Hội đồng cạnh tranh 8 biên chế; viên chức là 10 biên chế.
Trong giai đoạn từ năm 2020-2025, tổng biên chế, nhân sự dự kiến của các đơn vị của Ủy ban có trung bình 130 biên chế công chức và 25 biên chế viên chức (tăng trung bình khoảng 70-80 biên chế công chức; 15 biên chế viên chức).
Số lượng biên chế, nhân sự còn thiếu, thực hiện rà soát, sắp xếp, điều chuyển từ các đơn vị của Bộ Công Thương hoặc các bộ, ngành khác nhằm bảo đảm: Không tăng biên chế trong tổng số biên chế của bộ và biên chế hành chính nhà nước nói chung; việc bổ sung sẽ triển khai theo lộ trình 5 năm.
Hoàng Minh
Xem thêm:
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…