Bộ Tài chính đề xuất tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu, thuốc lá

Theo thống kê trong giai đoạn năm 2013 – 2020, số lượng tiêu thụ bia ở Việt Nam tăng thêm khoảng 1,2 tỷ lít (tăng 40%). Điều này tạo ra rất nhiều hệ lụy tác động xấu đến xã hội, Bộ Tài chính vừa đề xuất tăng thêm thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thức uống có cồn với kỳ vọng giảm tình trạng lạm dụng bia rượu ở Việt Nam.

Bộ Tài chính muốn tăng thêm thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm giảm tiêu thụ bia rượu và các loại thuốc lá. (Ảnh minh họa: Vietnam Stock Images/Shutterstock)

Theo đó, Bộ Tài chính cho biết vào năm 2013, lượng tiêu thụ bia ở Việt Nam là khoảng 3 tỷ lít. Đến năm 2017, số lượng này tăng lên 4 tỷ lít. Còn thống kê năm 2020 cho thấy mức tiêu thụ bia đã lên 4,2 tỷ lít (tương đương tăng 40% so với năm 2013).

Hiện nay, Bộ này cho biết đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt với bia là 50% từ năm 2013. Tuy vậy, tỷ lệ thuế trong giá bán bán lẻ bia ở Việt Nam là khoảng 30%, còn các nước khác từ 40-85%.

Theo cơ quan này, rượu bia xếp thứ 5 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu và gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng về mặt xã hội như: tai nạn giao thông, bạo lực gia đình…

Vì vậy, nhằm giảm tiêu thụ và hạn chế lạm dụng rượu, bia trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho rằng cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thức uống có cồn, dù chưa nói rõ mức sẽ tăng thêm.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính dẫn thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc thức uống có đường gây hại cho sức khỏe (gây béo phì, tiểu đường, mỡ máu,…) gây tổn thất kinh tế, tăng gánh nặng chi phí y tế và tỷ lệ tử vong. Do vậy, trong tờ trình Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.

Ngoài ra, đối với thuốc lá, trên thị trường hiện nay đã xuất hiện một số sản phẩm mới như: thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha sử dụng toàn bộ, một phần hoặc không sử dụng nguyên liệu từ cây thuốc lá, mặc dù các sản phẩm này đều chưa được phép nhập khẩu và kinh doanh tại Việt Nam.

Theo WHO, Bộ Y tế và các tổ chức bảo vệ sức khỏe, các sản phẩm thuốc lá nói trên đều có chứa các thành phần độc hại gây hại cho người hút trực tiếp và người xung quanh như thuốc lá truyền thống.

Do vậy, căn cứ Điều 6 Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC), WHO đã khuyến nghị các quốc gia cấm thuốc lá điện tử hoặc phải có biện pháp kiểm soát thuốc lá điện tử, hạn chế thuốc lá nung nóng và shisha. Bộ Tài chính cho biết cũng đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.

Tuấn Minh

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Mạng xã hội làm gia tăng trầm cảm và lạm dụng thuốc quá liều ở thanh thiếu niên

Ngày càng có nhiều thanh thiếu niên bị lo lắng và trầm cảm, phải dùng…

19 phút ago

Viện Hoover: Tất cả các Mô hình Ngôn ngữ Lớn của AI đều có khuynh hướng thiên tả

Tất cả các Mô hình Ngôn ngữ Lớn (Large Language Models – LLMs) hiện hành…

60 phút ago

Hungary của ông Orban nói với Tổng thống Trump rằng họ sẽ không tuyệt giao với Trung Quốc

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Hungary Levente Magyar hôm thứ Năm (15/5)…

2 giờ ago

Financial Times: Bồ Đào Nha gây sức ép với Pháp về vấn đề nguồn cung điện

Bồ Đào Nha dự định sẽ yêu cầu Ủy ban châu Âu gây sức ép…

2 giờ ago

Benjamin Netanyahu: Có thể đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến tranh với Hamas, giải thoát con tin

Phái đoàn đàm phán của Israel tại Doha, Qatar hiện đang xem xét các đề…

2 giờ ago

Hoa Kỳ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan công bố Hoa Kỳ đang nới lỏng lệnh trừng phạt…

2 giờ ago