Bộ Xây dựng: Số lượng DN bất động sản giải thể tăng gần 40% trong năm 2022

Bộ Xây dựng Việt Nam cho biết trong năm 2022, có tới 38,7% số lượng doanh nghiệp (DN) bất động sản phải giải thể vì khó khăn về dòng tiền, giá nguyên vật liệu leo thang, chi phí tăng mạnh,… trong bối cảnh các kênh tín dụng đối với lĩnh vực này bị siết chặt.

Thị trường bất động sản trầm lắng, DN thiếu vốn, lãi vay tăng,… khiến số lượng DN giải thể tăng gần 40%. (Ảnh minh họa: khanhhoa.gov.vn)

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, số doanh nghiệp bất động sản thành lập mới là hơn 8.590 doanh nghiệp, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2021; số doanh nghiệp quay lại hoạt động là khoảng 2.080 doanh nghiệp, tăng 56,7%.

Trong khi đó, số doanh nghiệp tuyên bố phá sản, giải thể tăng 38,7% (Bộ không công bố con số doanh nghiệp cụ thể).

Theo đó, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đã phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý như thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm nhân lực, có đơn vị giảm đến 50% số lao động. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động đầu tư, thi công dự án, dừng IPO…

Nguyên nhân theo Bộ Xây dựng là doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn phải giãn hoặc tạm dừng tiến độ thực hiện dự án.

Trong năm 2022, hàng loạt các vụ bắt giữ liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên thị trường trái phiếu đã khiến chao đảo kênh tín dụng đang tăng nóng này.

Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy đến ngày 28/10/2022, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt gần 329.000 tỷ đồng, giảm hơn 25% so với cùng kỳ 2021 và có xu hướng giảm dần qua các quý.

Trong đó, nhóm doanh nghiệp bất động sản chiếm 28,87% tổng khối lượng phát hành, đứng thứ hai trong nhóm mua lại trái phiếu trước hạn và chiếm 35,8% tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đang lưu ký tại ngày 30/9/2022.

Tính riêng trong tháng 12/2022, các doanh nghiệp địa ốc phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Theo số liệu sơ bộ của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, tính đến 25/12/2022, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ khoảng 2 triệu tỷ đồng, trong đó của doanh nghiệp bất động sản chiếm khoảng 34%, tức 419.000 tỷ đồng.

Như vậy, từ cuối năm 2022 và trong năm nay, một số doanh nghiệp địa ốc sẽ phải chịu áp lực trả nợ trái phiếu trước hạn cho nhà đầu tư vì nhiều nguyên nhân, trong đó có thay đổi chính sách kiểm soát trái phiếu phát hành của doanh nghiệp.

Ngoài vấn đề vốn, doanh nghiệp bất động sản cũng bị bủa vây bởi lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng, dầu, vật liệu xây dựng leo thang, khiến chi phí sản xuất tăng lên.

Thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng

Riêng trong quý 4/2022, toàn thị trường có 22 dự án với 5.995 căn được cấp phép (bằng khoảng 45% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó, Hà Nội và TP.HCM chỉ có 6 dự án được cấp phép. Ngoài ra, trong 3 tháng cuối năm có 466 dự án với 228.029 căn đang triển khai xây dựng; 28 dự án với 3.258 căn đã hoàn thành xây dựng.

Tính chung cả năm 2022, cả nước có 126 dự án với 55.732 căn hộ được cấp phép (bằng khoảng 53% so với năm 2021); 466 dự án với 228.029 căn hộ đang được triển khai xây dựng (bằng khoảng 48% so với năm 2021); 91 dự án với 18.206 căn hộ đã hoàn thành xây dựng (bằng khoảng 55% so với năm 2021).

Bộ Xây dựng đánh giá bất động sản công nghiệp được ghi nhận là điểm sáng của thị trường bất động sản năm 2022 với tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp trên cả nước có xu hướng tăng, đạt khoảng trên 80%. Giá thuê tăng khoảng 10% so với kỳ trước, trung bình 100-120 USD/m2/chu kỳ thuê và có xu hướng tiếp tục tăng, nhất là tại thị trường phía Nam do nguồn cung hạn chế.

Cả năm 2022, cả nước có 785.637 giao dịch bất động sản thành công. Trong đó, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ thành công là 154.756 giao dịch; lượng giao dịch đất nền thành công là 630.881 giao dịch. Riêng tại TP Hà Nội có 7.662 giao dịch và TP.HCM có 10.780 giao dịch thành công.

Trong năm 2023, trước các thách thức của thị trường, nhiều doanh nghiệp địa ốc cho biết chọn phương án kinh doanh thận trọng, phòng thủ để giảm thiểu rủi ro. Đơn cử như việc giảm lượng vốn đầu tư, giảm tốc độ thi công dự án để tránh áp lực dòng tiền; doanh nghiệp cũng ưu tiên dự trữ nguồn lực để phòng thủ trong thời gian tới.

Trước đó, Chính phủ có động thái nhằm “giải cứu” thị trường bất động sản. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính chỉ thị Ngân hàng Nhà nước có biện pháp gỡ khó về tính dụng bất động sản cho doanh nghiệp và người mua. Ông Chính cũng yêu cầu thúc đẩy các dự án, xử lý nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

3 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

4 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

5 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

5 giờ ago

Cựu tổng thống Nga Medvedev chỉ ra cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…

5 giờ ago

Cố gắng thay đổi điều bất khả…

Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…

6 giờ ago