Cà phê Việt Nam gặp thách thức về nguồn gốc “không phá rừng” khi xuất vào EU

Theo kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU), cà phê được trồng trên đất có nguồn gốc từ phá rừng, gây suy thoái diện tích rừng sẽ bị ngừng nhập khẩu vào EU, bắt đầu từ cuối năm 2024. Điều này có thể gây tác động lớn đến thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Từ cuối năm 2024, EU sẽ ngừng nhập khẩu cà phê có nguồn gốc trồng trên đất phá rừng. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam (Vicofa), tại hội thảo của ICO về chống phá rừng hồi tháng 4/2023, cho biết trong số 90.000 ha rừng Việt Nam bị mất năm 2021 có 8.000 ha nằm trong vùng trồng cà phê, báo Tuổi Trẻ đưa tin.

Số diện tích này sẽ được theo dõi trong năm tới, nếu được dùng để trồng cà phê thì sẽ được coi là cà phê trồng trên đất phá rừng.

Chưa kể thời gian gần đây, giá cà phê ở Việt Nam lên mức cao kỷ lục gần 70.000 đồng/kg, dẫn đến nguy cơ người dân sẽ phá rừng để trồng cà phê.

Theo Vicofa, thị trường châu Âu chiếm tới khoảng 40% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp thu mua cà phê Việt Nam có cả các tập đoàn lớn như: Nestle, JDE, Newman, Louis Dreyfus…

Theo ông Nguyễn Nam Hải, với quy định mới của EU thì việc truy xuất nguồn gốc tận vườn là điểm yếu lớn nhất của ngành cà phê. Các doanh nghiệp kinh doanh ngoài việc liên kết với hợp tác xã, nông dân còn mua qua đại lý nên việc truy xuất nguồn gốc rất khó khăn.

“Hiện có 680.000 – 700.000ha cà phê đang cho thu hoạch của 1,3 triệu nông hộ với diện tích manh mún, nhỏ lẻ dưới 0,5ha/hộ. Diện tích này về thực tế đến trước 2020 là hợp pháp nhưng để chứng minh nguồn gốc thì không phải dễ”, ông Hải nói.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết EUDR yêu cầu 100% một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là cà phê vào châu Âu, phải có thông tin định vị (GPS) đến từng vườn, dựa trên đó xác nhận về nguy cơ gây mất rừng bằng các hệ thống giám sát viễn thám.

Hôm 23/6, giá cà phê tại thị trường trong nước tăng 300 đồng/kg, dao động trong khoảng 65.800 – 66.500 đồng/kg. Giá trị xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm đạt hơn 2 tỷ USD, dự đoán cả năm 2023 có thể lên hơn 4 tỷ USD.

Trên thị trường quốc tế, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo xuất khẩu cà phê thế giới sẽ giảm 3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, xuống còn hơn 116 triệu bao (bao 60 kg).

Trong khi đó, tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) giữ nguyên dự báo ở mức trên 167 triệu bao, chỉ giảm 2,1% so với vụ trước.

Diện tích cà phê năm ngoái của Việt Nam đạt khoảng 710.000 ha, sản lượng hơn 1,84 triệu tấn. Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 91,2% về diện tích trồng cà phê cả nước.

Tuấn Minh

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

4 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

6 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

14 phút ago

Nhà Hậu Trần – P5: Giằng co cản bước quân Minh nam tiến

Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…

24 phút ago

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

34 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

41 phút ago