Categories: Kinh TếKinh doanh

Các siêu đại án đe dọa uy tín của các Big 4 kiểm toán toàn cầu

Các siêu đại án bị điều tra, các công ty kiểm toán hàng đầu cũng đứng trước nguy cơ trách nhiệm liên đới. Tiền lệ đã từng xóa sổ một công ty kiểm toán lâu đời vì dính đến gian lận của khách hàng. 

Nguồn ảnh: Straitstimes

Các siêu đại án và những công ty kiểm toán liên đới

Hãng tin Bloomberg cho hay cơ quan chức năng Trung Quốc đang điều tra trách nhiệm của Tập đoàn Kiểm toán nổi tiếng PwC trong hoạt động kiểm toán của Evergrande sau khi tập đoàn này bị cáo buộc lừa đảo 78 tỷ USD. Đây có thể là một vụ bê bối lớn chưa từng có trong lịch sử vì PwC này đã thực hiện hàng loạt các vụ kiểm toán với hàng loạt tập đoàn bất động sản trước khi ngành này bị sụp đổ tại Trung Quốc.

Cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc trong tuần này vừa cáo buộc Tập đoàn Bất động sản Hengda – một công ty con của Evergrande về việc ghi nhận doanh thu trước khi bán hàng cũng như phóng đại doanh thu gấp nhiều lần trong suốt 2 năm trước khi thời điểm Evergrande vỡ nợ vào năm 2020.

Theo nguồn thạo tin trong ngành, các quan chức Trung Quốc đang điều tra PwC thông qua việc tiếp tục điều tra ông chủ tập đoàn Evergrande Hứa Gia Ấn. Các quan chức đã liên hệ với một số nhân viên kiểm toán cũ của PwC từng kiểm toán tập đoàn Evergrande.

Các quan chức Trung Quốc chỉ nói rằng để điều tra các tội danh nghi ngờ khác của ông Hứa Gia Ấn chứ hiện tại cũng chưa có bất kỳ quyết định phạt nào cho các kiểm toán viên cả. PwC cũng từ chối bình luận về sự việc này.

Tòa nhà làm việc của PWC ở Trung Quốc. (Nguồn ảnh: Global Times)

Thời điểm này, tại Việt Nam cũng đang xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát với cáo buộc rút ruột ngân hàng SCB 498 ngàn tỷ đồng (20 tỷ USD).

Theo kết luận của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, trong số 1.284 khoản vay của nhóm bà Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát còn dư nợ đến thời điểm khởi tố vụ án vào tháng 10/2022 là 677.000 tỷ đồng. Sau khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo bà Lan bị chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng, gây thiệt hại gần 130.000 tỷ đồng lãi (5,2 tỷ USD).

Sau khi bà Lan bị khởi tố, SCB được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Báo cáo kiểm toán của Công ty Kiểm toán KPMG Việt Nam công bố tháng 5/2023 xác định, SCB âm vốn chủ sở hữu hơn 443.000 tỷ đồng.

KPMG Việt Nam cũng là công ty kiểm toán báo cáo tài chính của SCB trong các năm 2020, 2021. Tuy nhiên trong các báo cáo kiểm toán năm 2020 và soát xét 6 tháng đầu năm 2022, KPMG chỉ nhấn mạnh việc SCB đang thực hiện đề án cơ cấu lại ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu. Kiểm toán viên của KPMG cho rằng báo cáo tài chính của SCB đã phán ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính hợp nhất của ngân hàng.

Từng là Big5 nhưng vì dính đại án mà trở thành Big4

Big 4 Kiểm toán hiện nay bao gồm bốn công ty có doanh thu hoạt động kiểm toán hằng năm lớn nhất toàn cầu, bao gồm PricewaterhouseCoopers (PwC), Deloitte, Ernst and Young, và KPMG.

Bốn công ty kiểm toán lớn nhất toàn cầu

Trước đó, Arthur Andersen cũng đã từng nằm trong danh sách 5 công ty kiểm toán lớn nhất (Big5). Tuy nhiên, năm 2001 tập đoàn Enron (nơi Arthur Andersen thực hiện kiểm toán) đã khai khống 600 triệu USD lợi nhuận. Sự việc đã dẫn đến sự sụp đổ của Arthur Andersen – một đế chế kiểm toán với bề dày 89 năm lịch sử và 85.000 chuyên gia. Đến năm 2007, Arthur Andersen chỉ còn không đầy 200 người, chủ yếu để hầu tòa trong các vụ kiện của cổ đông trong các công ty khách hàng trước đây.

Bởi vậy nếu vụ việc Evergrande bị các cơ quan điều tra mở rộng, đây sẽ trở thành một trong những vụ bê bối lớn nhất lịch sử ngành kiểm toán.

Trong vụ Evergrande, kiểm toán viên của PwC đã làm việc với tập đoàn này cũng như Hengda suốt 10 năm cho đến tháng 1/2023 thì đột ngột xin từ chức vì “những bất đồng liên quan đến kiểm toán”.

Ngoài Evergrande, PwC cũng kiểm toán cho hàng loạt tập đoàn bất động sản Trung Quốc như Country Garden, Sunac China trước khi những tập đoàn này vỡ nợ.

Trong hơn 2 năm vừa qua, PwC đã rút lui khỏi ít nhất 10 tập đoàn bất động sản Trung Quốc như Sunac, Shimao… với các lý do không rõ ràng.

Theo các chuyên gia, hầu hết các hãng bất động sản Trung Quốc đều kiếm tiền bằng cách bán các hợp đồng chỉ mới xây dang dở và cam kết sẽ bàn giao sau vài năm. Người mua nhà đặt cọc và thế chấp tài sản để mua chúng. Số tiền này đáng lẽ phải được đưa vào một tài khoản ký quỹ và chỉ được giải ngân khi nhà đã được bàn giao cho khách.

Tuy nhiên, dòng tiền này thường bị “mất tích” bí ẩn ngay trước mắt các kiểm toán viên PwC cho đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra.

Mãi đến năm 2021-2022, Evergrande mới ghi nhận doanh thu từ những dự án đã bàn giao cho khách hàng, khiến báo cáo tài chính thay đổi một cách đột ngột và làm dấy lên những nghi ngờ lừa đảo.

Nguyên Hương (t/h Bloomberg, BI,Vietnamnet)

Nguyên Hương

Published by
Nguyên Hương

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

10 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago