Cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh đội vốn 1.400 tỷ, mỗi km xây dựng hơn 238 tỷ đồng

Cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh dự kiến đội vốn thêm hơn 1.400 tỷ đồng, chiều dài toàn tuyến khoảng 26km, tổng vốn đầu tư được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất điều chỉnh lên gần 6.210 tỷ đồng.

Cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh có chiều dài 26km, chi phí xây dựng dự kiến hơn 238 tỷ đồng mỗi km đường. (Ảnh: Ban quản lý Dự án)

Bộ GTVT vừa có tờ trình Chính phủ Việt Nam về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh giai đoạn 1. Theo đó, tuyến cao tốc này đội vốn đầu tư từ hơn 4.770 tỷ đồng lên gần 6.210 tỷ đồng, theo Tuổi Trẻ.

Trong đó, lý do mà Bộ này đưa ra là tăng chi phí giải phóng mặt bằng (hơn 350 tỷ đồng) và chi phí xây dựng (gần 790 tỷ đồng) do cập nhật khối lượng và cập nhật lại đơn giá, định mức.

Tổng mức tăng hơn 1.400 tỷ đồng đã khiến tuyến cao tốc 26km này có chi phí tương đương hơn 238 tỷ đồng mỗi km đầu tư.

Đường cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh giai đoạn 1 có chiều dài tuyến khoảng 26km đi qua huyện Tháp Mười và huyện Cao Lãnh (thuộc tỉnh Đồng Tháp). Dự án có điểm đầu kết nối với tuyến N2 tại km96 thuộc thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười và điểm cuối tại nút giao An Bình tại đầu cầu Cao Lãnh, thuộc huyện Cao Lãnh.

Theo phương án thiết kế, trong giai đoạn 1, mặt cắt ngang được đầu tư quy mô 4 làn xe hạn chế với bề rộng mặt đường 16m (không có làn dừng khẩn cấp), vận tốc khai thác 80 km/giờ.

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý thu phí 4 cao tốc gồm: Nội Bài – Lào Cai; Cầu Giẽ – Ninh Bình; Đà Nẵng – Quảng Ngãi và TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây. Năm 2022, công ty này báo cáo tổng doanh thu thu phí đạt hơn 4.440 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2021.

Trong đó, tổng lưu lượng xe lưu thông trên 4 cao tốc nói trên đạt khoảng 53,2 triệu lượt, tăng 41,1%. Do đó, tổng doanh thu của VEC cũng tăng mạnh lên hơn 5.360 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ khoảng đạt 5.015 tỷ đồng, hoàn thành 123,6% kế hoạch.

Thời gian gần đây, nhiều tài xế phản ánh mức phí mới áp dụng từ ngày 1/1/2023 của Công ty VEC khi tăng giá mà không có thông báo. Cụ thể, phương tiện xe con lưu thông toàn tuyến cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình với mức phí khi chưa áp dụng chính sách giảm thuế VAT 2% là 105.000 đồng. Sau khi giảm thuế là 103.000 đồng, theo báo Tiền Phong.

Tuy vậy, khi chính sách giảm thuế 2% hết hiệu lực, thay vì đưa mức phí về thời điểm chưa giảm (105.000 đồng), Công ty VEC “làm tròn” mức phí lên tới 110.000 đồng, cao hơn cả thời điểm chưa giảm thuế.

Tuấn Minh

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Năm 2024: 727 người chết vì tai nạn lao động, tăng 28 người so với năm 2023

Theo thống kê, năm 2024, Việt Nam xảy ra 8.286 vụ tai nạn lao động,…

11 phút ago

Vụ ngộ độc rượu trái cây khiến 1 người tử vong: Hàm lượng methanol vượt gấp 1073,05 lần

8 người uống rượu sơri do Công ty TNHH Kha Thy sản xuất bị ngộ…

11 phút ago

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên từ ngày 9/4

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp…

11 phút ago

Thị trường phấn khích đồng loạt tăng điểm sau tuyên bố Tạm dừng thuế quan

Trưa ngày 9/4 (giờ Mỹ), Tổng thống Trump đã thông báo tạm hoãn 90 ngày…

2 giờ ago

[VIDEO] Mức thuế cho Trung Quốc tăng lên 125% do họ kiên quyết leo thang

Trưa ngày 09/4, ông Trump đã tuyên bố tăng mức thuế cho Trung Quốc tăng…

3 giờ ago

Trung Quốc trả đũa bằng mức thuế 84% đối với tất cả hàng hóa của Mỹ

Bộ Tài chính Trung Quốc đã công bố mức thuế 84% đối với tất cả…

9 giờ ago