Categories: Kinh Tế

Châu Âu phê chuẩn ký hiệp định thương mại tự do (EVFTA) với Việt Nam

Ngày 25/6, Hội đồng Châu Âu (EC) đã thông qua quyết định ký Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam. Hai hiệp định sẽ được ký vào ngày 30/6 tại Hà Nội.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Manila năm 2017 (Ảnh: eeas.europa.eu)

Theo hiệp định, trên 99% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, hoặc sau một lộ trình ngắn. Cụ thể, 71% thuế hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ bị loại bỏ, phần còn lại giảm dần trong 7 năm.

Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các hiệp định FTA đã được đàm phán tới nay.

Với EVFTA, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận sâu hơn vào thị trường 28 nước thành viên liên minh châu Âu.

Ở phía ngược lại, 65% thuế đối với hàng xuất khẩu từ EU sang Việt Nam sẽ không còn, trong khi phần còn lại sẽ được giảm dần trong 10 năm.

EVFTA cũng sẽ giảm nhiều hàng rào phi thuế quan hiện có để giao dịch với Việt Nam, mở ra các dịch vụ ở Việt Nam và thị trường mua sắm công khai cho các công ty EU, trong khi IPA sẽ tăng cường bảo vệ các khoản đầu tư của EU vào Việt Nam.

EVFTA còn bao gồm những điều khoản quan trọng về bảo vệ sở hữu trí tuệ, tự do hóa đầu tư và phát triển bền vững.

Về khía cạnh phát triển bền vững, EVFTA bao gồm các cam kết thực hiện những tiêu chuẩn cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế, như quyền tự do gia nhập công đoàn độc lập và cấm sử dụng lao động trẻ em, cũng như các công ước Liên Hợp Quốc liên quan đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hoặc bảo vệ đa dạng sinh học.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN, sau Singapore, với giá trị thương mại gần 50 tỷ euro mỗi năm.

Các mặt hàng nhập khẩu chính của EU từ Việt Nam bao gồm thiết bị viễn thông, quần áo và thực phẩm. EU chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam máy móc, thiết bị vận tải, hóa chất và nông sản.

Theo Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (gạo, đường, mật ong, rau củ quả, đồ gỗ…) là rất đáng kể.

Sau khi EU và Việt Nam ký, thỏa thuận sẽ phải đệ trình cho Nghị viện châu Âu chuẩn thuận.

Nếu Nghị viện châu Âu cũng thông qua, thỏa thuận thương mại sẽ được Hội đồng châu Âu duyệt lần chót để đi vào hiệu lực, còn thỏa thuận bảo hộ đầu tư còn cần chờ từng nước trong EU thông qua.

Thanh Thuỷ

Xem thêm:

Thanh Thuỷ

Published by
Thanh Thuỷ

Recent Posts

Hoa Kỳ: 80% cổ phiếu lao dốc sau thông tin thuế quan tương hỗ

Thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ không chỉ gây sốc thị trường chứng khoán…

3 giờ ago

Thủ tướng Ý gọi bản án đối với bà Le Pen là đòn giáng vào nền dân chủ

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã lên án bản án đối với ứng cử viên…

5 giờ ago

Ngoại trưởng Nga Lavrov: Ukraine không tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn năng lượng

Ukraine đã nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn một phần do Hoa Kỳ làm…

6 giờ ago

Hải Phòng muốn bán hơn 4.100 căn chung cư thuộc tài sản công

UBND TP. Hải Phòng đề xuất được bán nhà ở cho các hộ dân có…

9 giờ ago

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON 95 gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95…

10 giờ ago

Chính sách Thuế quan của Tổng thống Trump và tác động của nó

Ông Trump đã thực hiện cam kết của mình trong chiến dịch tranh cử, trong…

11 giờ ago