Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 đã tăng 0,98%, chiếm gần 25% hạn ngạch cả năm Quốc hội giao (4%). Giá cả nhiều mặt hàng cơ bản phục vụ đời sống đang thiết lập mặt bằng mới.
Trong 9 nhóm hàng hóa dịch vụ tăng giá, Thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất (9,47%), tiếp theo là Giao thông (tăng 0,95%), Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 0,74%), Đồ uống và thuốc lá (tăng 0,69%), Hàng hóa và dịch vụ khác (tăng 0,51%), May mặc, mũ nón giày dép (tăng 0,40%), Nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng (tăng 0,40%), Thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 0,31%), Văn hóa, giải trí và du lịch (tăng 0,27%).
Hai nhóm dịch vụ giảm giá bao gồm Giáo dục và Bưu chính viễn thông với mức giảm tương ứng -0,04% và – 0,12%.
Lý giải về nguyên nhân tăng giá thuốc và dịch vụ y tế, Tổng cục Thống kê cho biết do nhiều địa phương áp dụng giá mới theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 17/10/2024 của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, thời tiết chuyển sang mùa đông, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch nhiều khiến nhiều người nhiễm cúm, các bệnh đường hô hấp khiến chi tiêu cho thuốc và dịch vụ y tế tăng cao.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng tập trung vào các mặt hàng cơ bản như thịt lợn tăng 2,45%, hoa quả tươi tăng 1,53%, thủy sản tươi sống tăng 1,06%, bánh mứt kẹo tăng 0,77%.
Ở chiều ngược lại, chỉ số giá rau giảm 0,48%, trong đó giá cà chua giảm 9,49%; bắp cải giảm 6,72%; su hào giảm 6,08%; rau gia vị tươi, khô các loại giảm 1,35% do đang là thời điểm thu hoạch vụ rau đông xuân, thời tiết thuận lợi khiến nguồn cung rau củ dồi dào và phong phú. Giá rau giảm ảnh hưởng trực diện tới thu nhập của rất nhiều hộ gia đình nông dân.
Một diễn biến khác trong tháng 1 là giá vàng và đô la biến động rất mạnh. Giá vàng trong nước tháng 1 tăng 1,03% so với tháng trước, tăng 29,13% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chỉ số USD tăng 0,21% so với tháng trước và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, Tỷ giá tăng cao tác động trực tiếp tới giá vốn hàng hóa nhập khẩu, chi phí nguyên liệu sản xuất đầu vào của nhiều mặt hàng, thúc đẩy mặt bằng giá cả tăng cao trên diện rộng.
CPI tháng 1 hiện đang cán mốc 25% hạn ngạch chỉ tiêu lạm phát do Quốc hội đề ra (4%) và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân. Theo khảo sát tình hình đời sống của hộ dân cư tháng Một năm 2025, 29,3% hộ gia đình cho biết đang phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực do giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao.
Sau điều chỉnh, giá xăng RON 95-III giảm 74 đồng xuống 20.920 đồng/lít. Giá các…
Thống kê, dịp Tết Nguyên đán 2025, các địa phương có doanh thu hàng nghìn…
Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đại diện cho một mối đe dọa…
Tổng thống Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ Trump thứ hai tại Nhà Trắng với…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã đề nghị phương Tây cung cấp cho Kiev vũ khí…
Hôm thứ Tư (5/2), Bộ trưởng Tư pháp mới nhậm chức của Hoa Kỳ Pam…