Mỹ đã cùng các đồng minh hạn chế xuất khẩu các công nghệ chủ chốt sang Trung Quốc, đặc biệt là chip bán dẫn tiên tiến cũng như các công nghệ và máy móc chế tạo chip, hỗ trợ của các đồng minh là không thể thiếu để Mỹ hy vọng ngăn được tham vọng xưng bá thế giới của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Những dấu hiệu mới cho thấy Nhật Bản đã bắt đầu thúc đẩy kiểm soát 23 loại công nghệ sản xuất chip do công ty trong nước xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, còn Hà Lan cũng hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip của ASML. Công ty Nhật Bản không nổi tiếng như ‘gã khổng lồ’ Hà Lan ASML hay TSMC của Đài Loan, nhưng họ cũng có vị thế thống trị quy trình công nghệ được sử dụng trong sản xuất chip, do đó ủng hộ từ Nhật Bản trong vấn đề này nhằm ngăn ĐCSTQ phát triển các ngành công nghệ để hỗ trợ mở rộng quân sự và công nghệ giám sát là rất quan trọng.
Năm ngoái, Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã công bố chiến lược chip, lý do vì nhận định quan hệ Mỹ-Trung đã bước sang giai đoạn mới với những rủi ro gia tăng về xung đột kinh tế và thậm chí là quân sự. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Sullivan giải thích rằng Mỹ phải làm mọi thứ có thể để đảm bảo giữ được lợi thế công nghệ lớn nhất có thể, điều này đã thay đổi chiến lược duy trì lợi thế so sánh trước đó.
Vào tháng 10, Bộ Thương mại Mỹ đã cấm xuất khẩu sang Trung Quốc một số chip AI nhất định cũng như việc bán thiết bị sản xuất chip hàng đầu. Mỹ cũng có thể mở rộng phạm vi của lệnh cấm vận công nghệ, bao gồm các hạn chế đối với việc xuất khẩu sang Trung Quốc chip AI của Nvidia.
Mỹ đã không ngừng cố gắng thuyết phục các đồng minh chủ chốt tham gia lệnh cấm vận chống lại tham vọng công nghệ cao của ĐCSTQ, bởi vì nếu chỉ yêu cầu lệnh cấm đối với các công ty Mỹ thì công ty của phía Trung Quốc có thể chuyển sang mua của đối thủ nước ngoài khác.
Vì thế việc có được ủng hộ của Hà Lan và Nhật Bản là rất quan trọng, vì các công ty chủ chốt sản xuất thiết bị cho những con chip tiên tiến nhất đều được đặt tại 3 nước này, bao gồm Applied Materials ở Mỹ, ASML ở Hà Lan, và Tokyo Electron ở Nhật Bản.
Công ty Nhật Bản cũng thống trị thị trường trong một số công nghệ của quy trình sản xuất chip, bao gồm làm sạch và phát triển đĩa bán dẫn (wafer).
Chip bán dẫn rất quan trọng đối với việc xử lý dữ liệu và hiểu được lượng dữ liệu và thông tin khổng lồ, tầm quan trọng như huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu đã sánh ngang với dầu mỏ. Thế hệ chip mới nhất hỗ trợ các công nghệ như thực tế ảo và học sâu để cải thiện bản thân, ví dụ việc xây dựng các nền tảng AI như ChatGPT và mạng không dây thế hệ thứ 5 truyền dữ liệu nhanh hơn. Chip bộ nhớ lưu trữ dữ liệu tương đối đơn giản có thể được mua bán như loại hàng hóa thông thường. Các chip logic phức tạp và đắt tiền hơn xử lý các chương trình và hoạt động như bộ não của các thiết bị.
Giới phân tích có kỳ vọng ngành này sẽ tăng gấp đôi giá trị trong vòng một thập niên. Chi tiêu cho hoạt động R&D về chip do các công ty Mỹ chi phối, chiếm hơn 50% toàn cầu. Chính phủ Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng chất bán dẫn tiên tiến để phát triển khả năng quân sự, cũng như các hệ thống giám sát mạng để giám sát và kiểm duyệt trong nước.
Việc sản xuất chip bán dẫn tiên tiến nhất chỉ tập trung ở Đài Loan và Hàn Quốc, chiếm khoảng 3/4 công suất xưởng đúc chip cao cấp của thế giới, đây là vấn đề khiến Washington và các đồng minh lo ngại vì Đài Loan là một điểm nóng tiềm ẩn xung đột với Trung Quốc.
Các chính phủ từ Mỹ và châu Âu đến Nhật Bản đang chi hàng chục tỷ USD để đảm bảo nguồn cung cấp chip trong tương lai bằng cách phát triển các nhà máy sản xuất chip cao cấp của riêng họ.
Đài Loan có được vị thế thống trị trong lĩnh vực sản xuất chip cao cấp một phần nhờ vào quyết định của chính phủ nước này vào những năm 1970 nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử. TSMC đã gần như đơn độc tạo ra quy trình sản xuất chip cao cấp, sản xuất chip do các công ty khác thiết kế, hoạt động kinh doanh gia công sản xuất chip của TSMC đã phát triển mạnh mẽ.
Các khách hàng lớn như Apple đã cung cấp cho TSMC nguồn kinh phí khổng lồ để xây dựng các quy trình sản xuất chip cao cấp, qua đó giúp công ty Đài Loan này có được năng lực kỹ thuật hàng đầu trong ngành, khiến ngày nay TSMC là điểm tựa trên thế giới trong lĩnh vực này. Năm 2022 nguồn thu của TSMC vượt qua Intel, họ đã mất nhiều năm với nguồn đầu tư khổng lồ để đạt được quy mô và trình độ công nghệ như vậy.
Tuy nhiên, địa chính trị đã khiến cuộc cạnh tranh công nghệ không còn đơn thuần là vấn đề tiền bạc, Chính phủ Mỹ cho biết họ sẽ tiếp tục nỗ lực hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với các con chip do Mỹ thiết kế và được các xưởng đúc của Đài Loan sản xuất.
Tổng thống Mỹ Biden có kế hoạch vào tuần thứ hai của tháng 8 sẽ ký một sắc lệnh hành pháp hạn chế đầu tư của Mỹ vào các lĩnh vực công nghệ quan trọng ở Trung Quốc, theo nguồn thạo tin nói với Bloomberg.
Lệnh hành chính này tiếp tục tập trung vào chất bán dẫn, ngoài ra còn AI và điện toán lượng tử. Lệnh này sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ khoản đầu tư nào đang thực thi, chỉ cấm một số giao dịch nhất định, trong khi những giao dịch quan trọng khác phải thông qua ý kiến chính phủ.
Sắc lệnh hành pháp này dự kiến sẽ được ban hành vào tuần thứ hai của tháng 8, tuy nhiên không có gì đảm bảo sẽ bị hoãn lại vì thực tế đã bị hoãn nhiều lần trước đó. Nhưng nguồn tin cho hay, các cuộc thảo luận nội bộ đã chuyển từ nội dung thực chất nên thi hành qua việc đưa ra sắc lệnh hành chính cùng quy tắc đi kèm.
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…