Doanh nghiệp BĐS ‘vắng bóng’ trên thị trường phát hành trái phiếu tháng 4/2022

Trái với diễn biến luôn dẫn đầu về khối lượng phát hành trái phiếu trong suốt thời gian trước, doanh nghiệp bất động sản không có một đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ nào trong tháng 4/2022, thay vào đó nhóm ngân hàng dẫn đầu chiếm tới gần 91% tổng giá trị phát hành.

Tháng 4/2022, doanh nghiệp BĐS bất ngờ “vắng bóng’ trên thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: Đức Minh biên tập/Shutterstock/baochinhphu.vn)

Báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết tháng 4/2022 có tổng cộng 23 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với giá trị 16.470 tỷ đồng. Các ngân hàng chiếm gần 91% trong số này, giá trị phát hành đạt 14.940 tỷ đồng, còn lại là doanh nghiệp năng lượng, vận tải, sản xuất và tài chính.

Trong đó, Ngân hàng Quân Đội (MBBank) phát hành nhiều nhất với 4.600 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đứng thứ hai với giá trị phát hành là 2.500 tỷ đồng, kỳ hạn trái phiếu 3 năm.

Diễn biến này trái ngược hoàn toàn với hoạt động phát hành trong tháng 3 (chiếm 46,7%) và quý 1/2022 khi doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu tỷ trọng giá trị phát hành với 43% (17.211 tỷ đồng), sau đó mới đến ngân hàng và doanh nghiệp thuộc các ngành khác.

Khối lượng trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản giảm mạnh sau khi cơ quan nhà nước Việt Nam có động thái siết lại thị trường trái phiếu, vốn có nhiều bất cập tồn tại. Đơn cử như vụ phát hành trái phiếu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh trị giá 10.030 tỷ đồng (đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hủy bỏ hôm 4/4). Chủ tịch Tập đoàn Đỗ Anh Dũng và nhiều bị can khác đã bị bắt với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” vào ngày 5/4.

Tuy vậy, lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, nhóm bất động sản vẫn đứng đầu giá trị phát hành với 28.850 tỷ đồng, chiếm 37% (kỳ hạn phát hành bình quân là 3 năm đáo hạn). Tiếp đến là nhóm ngân hàng với 24.390 tỷ đồng, chiếm 31% (kỳ hạn bình quân là 4 năm đáo hạn).

Trong giai đoạn thị trường bất động sản đóng băng vì dịch bệnh COVID-19 năm 2021, các doanh nghiệp ngành bất động sản vẫn phát hành ồ ạt và thường xuyên áp đảo về số đợt cũng như giá trị phát hành, thậm chí có tháng chiếm gần 60%.

Năm ngoái, bình quân lãi suất trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản là 10,36% một năm và kỳ hạn phổ biến là 3-4 năm. 29% khối lượng trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc chỉ bảo đảm bằng cổ phiếu.

Theo VBMA, 62% nhà đầu tư sơ cấp của trái phiếu doanh nghiệp bất động sản là tổ chức tín dụng và công ty chứng khoán, sau đó được phân phối lại trên thị trường thứ cấp cho nhà đầu tư cá nhân.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

Trước 15/7, Bộ Tài chính phải trình dự thảo Nghị định về tiền mã hóa

Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trước ngày…

3 giờ ago

Mỹ sắp công bố loạt thỏa thuận thương mại lớn nhằm tránh cuộc chiến thuế quan

Hôm 6/7 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết quốc gia…

3 giờ ago

Thanh niên Mỹ định nghĩa lại ‘thành công’: Sức khỏe quan trọng hơn tiền bạc

Những công việc lương cao không còn là tiêu chuẩn vàng để một số thanh…

7 giờ ago

Hà Nội tăng giá vé metro Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Cầu Giấy 30-40%

Từ ngày 1/8, giá vé lượt hai tuyến metro Cát Linh - Hà Đông và…

9 giờ ago

Không cấp vũ khí cho chế độ đàn áp Kitô giáo ở Kiev — Dân biểu Mỹ

“Tôi hứa rằng sẽ không có vũ khí nào tài trợ cho ông,” dân biểu…

10 giờ ago

Đá sao Hỏa lớn nhất có thể được bán đấu giá với giá 4 triệu đô la

Sotheby's, một nhà đấu giá nổi tiếng thế giới, cho biết một thiên thạch được…

11 giờ ago