Theo thống kê, có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thiếu vốn, buộc phải đi vay đến 60% vốn từ thị trường tín dụng đen.
Mặc dù chi phí sử dụng vốn từ nguồn tín dụng đen là rất lớn, nhưng vì nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) có vốn chủ sở hữu thấp nên không thể tiếp cận được nguồn vốn chính thức.
Các doanh nghiệp này buộc phải tìm đến nguồn vay từ các thị trường phi chính thức để đáp ứng nhu cầu vốn. Đặc biệt, có những doanh nghiệp mà vốn vay từ tín dụng đen chiếm tới 60% tổng vốn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo ước tính của ông Nguyễn Kim Hùng, Chủ tịch HĐQT CTCP Tái cấu trúc doanh nghiệp Việt, có khoảng hơn 10% chi phí của doanh nghiệp là chi phí không chính thức nhưng không được hoạch định vào chi phí hợp lệ để khấu trừ thuế.
“Điều này đã gây ra những khó khăn và làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp”, ông Hùng cho hay. Bên cạnh đó, ông bày tỏ mong muốn Chính phủ có thể hợp thức hóa thị trường “tín dụng đen” để hỗ trợ các DNVVN.
Về vấn đề này, ông Warrick Cleine – Chủ tịch kiêm CEO của Công ty kiểm toán KPMG cho rằng tín dụng đen không xấu vì là một kênh tạo điều kiện cho người đi vay tiếp cận vốn dễ dàng. Điều quan trọng, theo ông Cleine, là cần tạo chính sách kiểm soát thị trường tín dụng đen một cách hiệu quả.
“Chúng ta cần xem xét chính thức hóa ‘tín dụng đen’ thế nào, cần đưa vào khuôn khổ ra sao để điều tiết thị trường này, kiểm soát bộ phận tín dụng này rõ ràng, cũng như có biện pháp để bảo hộ các hoạt động tín dụng chính thức”, ông nói.
Sau khi lắng nghe ý kiến chia sẻ từ các chuyên gia, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mong muốn tìm hiểu thêm cách thức thế giới xử lý với vấn đề tín dụng đen như thế nào để áp dụng với Việt Nam.
Đồng thời, Phó thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ kiên quyết chống và xóa bỏ các hình thức tín dụng đen cho vay nặng lãi, đa cấp, hay lừa đảo. Đối với các hình thức tín dụng gặp nhau giữa cung và cầu, “Chính phủ mong muốn và cầu thị về cách giải quyết bài toán này từ thế giới”, ông Huệ nói.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/12/2016, có đến 53% doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam không có lợi nhuận. Điều này đưa đến lo ngại rằng nguyên nhân là do nguồn vốn mỏng, nhiều DNVVN buộc phải sống dựa vào tín dụng đen dẫn đến gánh nặng chi phí tài chính rất lớn, giảm thiểu khả năng cạnh tranh và hoạt động ổn định của doanh nghiệp.
Chân Hồ
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…