Categories: Kinh Tế

Doanh nghiệp không thu mua sữa, nông dân miền Tây phải đổ bỏ hàng chục lít/ngày

Do sự thiếu đồng bộ trong các quy định, ách tắc khâu vận chuyển khi các tỉnh giãn cách theo Chỉ thị 16, sức tiêu thụ giảm mạnh nên nhiều nông dân ở Sóc Trăng, Cần Thơ phải đổ bỏ hàng chục lít sữa mỗi ngày.

Ông Danh Song ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng phải đổ bỏ 40 lít sữa bò tươi mỗi ngày. (Ảnh: Châu Thành/vnexpress.net)

Báo Vietnamnet hôm 23/7 dẫn lời bà Lâm Thị Thúy Liễu (tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) cho biết gia đình bà có 4 con bò đang cho sữa, hàng ngày phải tốn hơn 200.000 đồng để mua thức ăn cho bò, nhưng sữa không bán được.

Từ ngày 19/7 đến nay (áp dụng Chỉ thị 16), mỗi ngày bà phải đổ bỏ khoảng 60 lít sữa, gia đình hiện rất khó khăn.

Tương tự, gia đình ông Lương Sà Rươl nuôi bò sữa tại huyện Mỹ Xuyên cũng phải đổ bỏ gần 25 lít sữa mỗi ngày; ông Danh Song (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên) phải đổ bỏ 40 lít/ngày trong khi ông phải bỏ ra 230.000 đồng/ngày để mua thức ăn cho bò…

Theo người dân, trước đây sữa được hợp tác xã Evergrowth ở huyện Trần Đề cho xe tải vào thu mua ổn định với giá 12.000 đồng/lít. Nhưng từ ngày 19/7 (thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16) tới nay, xe không vào nữa, nông dân không bán sữa được.

Ông Châu Kiên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Tâm cho biết đối với các hộ nuôi bò sữa ven quốc lộ 1, vẫn có thể bán sữa được vì có “luồng xanh” vận chuyển. Tuy nhiên, các hộ ở sâu bên trong nông thôn, xe vận chuyển của người dân và đơn vị thu mua không thể qua được các chốt kiểm dịch nên đành đổ bỏ.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra với nhiều hộ dân ở xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên.

Ông Nguyễn Giang Lam, Phó giám đốc Hợp tác xã Evergrowth nói trên báo Vnexpress, từ 19/7 đến nay, tại huyện Mỹ Xuyên có khoảng 50 gia đình nuôi bò sữa không bán được, phải đổ bỏ khoảng 1.400 lít mỗi ngày, trị giá khoảng 20 triệu đồng.

“Lý do là thực hiện giãn cách, tại thị trấn Mỹ Xuyên chỉ cho xe 2,5 tấn lưu thông nhưng xe lạnh của hợp tác xã 3,5 tấn nên không vào được các xã thu mua cho bà con”, ông Lam nói.

Tại Cần Thơ, ông Võ Kim Cương, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Food Farm cho biết trang trại đang có hơn 500 con bò sữa, cho sản lượng trung bình hơn 1.500 lít sữa tươi/ngày.

Hiện TP.HCM là thị trường tiêu thụ chính của công ty với giá 50.000 đồng mỗi lít. Tuy nhiên, do tình hình COVID-19 phức tạp, quá trình vận chuyển khó khăn, thường xuyên bị gián đoạn do tài xế bị cách ly. Thêm vào đó, sức tiêu thụ giảm 50% nên tồn đọng nhiều.

Trong khi đó, công ty vẫn phải duy trì việc sản xuất, tạo việc làm và duy trì cuộc sống cho khoảng 50 công nhân viên, bởi không thể ngừng việc chăm sóc đàn bò, cho ăn, quét dọn, vắt sữa và chế biến sữa…

“Sữa thanh trùng có hạn dùng trong 10 ngày nên không tiêu thụ được thì phải hủy. Tính từ đầu tháng 7 đến nay, công ty chúng tôi phải bỏ hàng chục nghìn lít”, ông Cương nói.

Trước đó, trong cuộc họp trực tuyến giữa Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) với 19 tỉnh thành phía Nam vào hôm 18/7, nhiều hiệp hội ngành hàng cho biết vấn đề nổi cộm đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự thiếu đồng bộ trong các quy định, chính sách áp dụng của các địa phương.

Điển hình là mặt hàng đồ uống (nước đóng chai, nước đóng lon…) không nằm trong nhóm hàng hoá thiết yếu, nên thực tế không phải địa phương nào cũng đưa mặt hàng này vào danh sách hàng hoá thiết yếu khi giãn cách xã hội, trong khi thời hạn sử dụng ngắn 2-3 tháng.

Hay mặt hàng sữa được xếp vào nhóm hàng hoá thiết yếu ở tỉnh này, nhưng không thuộc nhóm hàng hoá thiết yếu ở tỉnh khác, nên các doanh nghiệp sữa không thể giao hàng tới đại lý.

Do đó, khi các địa phương áp dụng các chính sách, quy định khác nhau về giãn cách, kiểm soát lưu thông hàng hóa, quy định về thực phẩm thiết yếu… càng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp trong giao dịch, lưu thông hàng hóa…

Trước khó khăn hiện hữu, các hiệp hội ngành hàng đề xuất, bổ sung mặt hàng thực phẩm, kể cả đồ uống, sữa và nguyên liệu dịch vụ (gồm dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa…) phục vụ sản xuất kinh doanh trong ngành chế biến, chế tạo là các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất.

Họ cũng đề nghị các địa phương cho phép họ sớm được quay lại sản xuất khi các điều kiện phòng dịch bệnh được đảm bảo; bỏ quy định về định mức số lượng ôtô ra vào địa phương và cho phép sử dụng kết quả test nhanh, test gộp với lái xe và người lao động di chuyển liên tỉnh thay vì chỉ chấp nhận kết quả PCR.

Các địa phương nên trao đổi với các hiệp hội, doanh nghiệp thống nhất các quy định nhằm tránh tình trạng “cát cứ”, gây ách tắc lưu thông hàng hóa, gián đoạn chuỗi sản xuất.

Bộ Tài chính nên xem xét tăng thời gian ân hạn giãn, hoãn nộp thuế, phí tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ xấu. Cùng đó, Bộ này cần xem xét duy trì các giải pháp đã áp dụng trước đây như giảm phí trước bạ… nhằm hỗ trợ phục hồi thị trường tiêu dùng trong nước…

Quý Bình

Xem thêm:

https://trithucvn2.net/tin-tuc-vn/tp-hcm-tang-cuong-chi-thi-16-nguoi-dan-o-tai-cho-cap-thuc-pham-tan-nha-vung-khac-di-mua-do-2-lan-tuan.html

Quý Bình

Published by
Quý Bình

Recent Posts

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

13 giây ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

34 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

51 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

60 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

1 giờ ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

1 giờ ago