Trong 6 tháng đầu năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ghi nhận doanh thu 468.300 tỷ đồng, vượt gấp 2 lần kế hoạch và tăng 55% so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả tài chính này hưởng lợi từ việc giá dầu thô thế giới và sản lượng khai thác trong nước đều tăng.
Tại cuộc họp tổ chức hôm 5/7, Tập đoàn PVN cho biết 6 tháng đầu năm ghi nhận kết quả tài chính tích cực. Theo đó, doanh thu của tập đoàn này đạt 468.300 tỷ đồng, vượt 2 lần so với kế hoạch 6 tháng đặt ra, tăng 55% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, chỉ trong 6 tháng doanh thu đã bằng 84% kế hoạch cả năm 2022.
Kết quả trên một phần nhờ vào giá dầu thô thế giới và sản lượng khai thác dầu thô trong nước đều tăng.
Theo PVN, tình hình khai thác dầu thô trong tháng 6 đạt 0,9 triệu tấn – vượt 23% kế hoạch. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng dầu thô khai thác đạt 5,48 triệu tấn – vượt 23% kế hoạch 6 tháng và bằng 63% kế hoạch cả năm 2022.
Cùng với đó, sản xuất xăng dầu 6 tháng vượt 14% kế hoạch; sản xuất đạm vượt 8%,… cung ứng khí, điện, các sản phẩm năng lượng đạt mức cao.
Tại buổi họp, lãnh đạo PVN cho hay sẽ tiếp tục duy trì sản lượng khai thác để tận dụng tốt cơ hội giá dầu thô thế giới.
PVN nộp vào ngân sách nhà nước 66.100 tỷ đồng, vượt gấp 2,2 lần kế hoạch và tăng 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Về các dự án đầu tư, Tập đoàn PVN cho hay dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 đã hoàn thành giai đoạn đầu tư xây dựng và đi vào vận hành thương mại ngày 13/5/2022; Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đã hòa đồng bộ bằng dầu ngày 12/5/2022, bằng than ngày 16/6/2022,…
Liên quan đến giá xăng dầu trong nước, hôm 1/7, giá xăng có lần giảm đầu tiên sau 7 kỳ tăng liên tiếp kể từ tháng 4/2022. Theo đó, xăng RON95 giảm 110 đồng/lít, còn neo ở mức 32.760 đồng/lít; dầu Diesel giảm 400 đồng/lít, giá còn 29.610 đồng/lít. Tính từ đầu năm 2022, hai mặt hàng này đã tăng lần lượt là 41% và 70%.
Mới đây, báo chí trong nước đưa tin Bộ Tài chính trình Chính phủ giảm thêm các loại thuế khác như: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng. Theo tính toán của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, một lít xăng hiện đang gánh hơn 35% thuế phí.
Tuy chưa rõ con số đề xuất cụ thể nhưng để Quốc hội xem xét và phê duyệt các loại thuế này, người dân phải cần đợi đến kỳ họp gần nhất vào tháng 10, trường hợp Quốc hội thông qua sẽ áp dụng vào tháng 11. Tức ít nhất 4-5 tháng nữa các loại thuế kể trên mới có khả năng được giảm bớt.
Hiện Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang xem xét đề nghị giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Cụ thể, xăng được đề xuất giảm từ 2.000 đồng/lít còn 1.000 đồng/lít; dầu Diesel được đề xuất giảm từ 1.000 đồng/lít xuống còn 500 đồng/lít; nhiên liệu bay giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức 1.000 đồng/lít và dầu mazut, mỡ nhờn giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức 300 đồng/kg.
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…