Từ giữa tháng 7, đồng Euro đã bắt đầu ngang giá (tức tỷ lệ 1:1) so với đồng USD và tiếp tục xu hướng mất giá cho đến nay. Điều này có tác động không nhỏ đến thương mại và ảnh hưởng đến túi tiền của cả người dân ở Mỹ và châu Âu. Bài phân tích của Associated Press dưới đây sẽ chỉ ra một số lý do sự suy giảm của đồng Euro.
Tỷ giá 1:1 biểu thị cho 2 đồng tiền có giá trị tương đương nhau. Đồng thời, sự sụt giảm của đồng Euro còn cho thấy dự báo về sự suy thoái kinh tế có khả năng xảy ra của khối Liên minh châu Âu (EU).
Nguyên nhân được đề cập nhiều chính là giá năng lượng tăng cao và lạm phát kỷ lục trong vòng 40 năm. Thực tế cho thấy các nước châu Âu, đặc biệt các ngành công nghiệp và sản xuất điện phụ thuộc vào dầu và khí đốt của Nga nhiều hơn Mỹ.
Chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra vào tháng 2 đã đẩy giá dầu toàn cầu lên cao. Nga cũng cắt nguồn cung cấp khí đốt cho EU. Các nhà lãnh đạo EU coi đây là sự trả đũa đối với các lệnh trừng phạt và các chuyến hàng vũ khí của phương Tây viện trợ cho Ukraine.
Trong tháng 7, giá năng lượng đã đẩy lạm phát khu vực đồng euro lên mức kỷ lục 8,9%, khiến mọi thứ từ hàng tạp hóa đến hóa đơn điện nước đều trở nên đắt đỏ hơn.
EU cũng lo ngại rằng nếu Nga tiếp tục giảm hoặc ngừng hoàn toàn các lô hàng khí đốt, chính phủ các nước sẽ phải hạn chế nguồn cung cấp khí đốt cho các ngành công nghiệp như thép, sản xuất thủy tinh, nông nghiệp…
Khi Nga cắt giảm dòng khí đốt đến Đức qua đường ống Nord Stream 1 xuống còn 20% công suất. Đồng thời cho biết vào tuần tới, Nga sẽ đóng đường ống trong 3 ngày để “bảo trì định kỳ” tại các trạm máy nén, mối lo ngại này càng gia tăng.
Giá khí đốt tự nhiên tiêu chuẩn châu Âu tại trung tâm TTF của Hà Lan đã tăng lên mức cao kỷ lục trong bối cảnh nguồn cung đang giảm dần, cộng thêm những lo ngại về việc tiếp tục cắt giảm sản lượng và nhu cầu tăng mạnh mẽ.
Lần cuối cùng đồng Euro xuống dưới 1 USD là vào ngày 15/7/2002.
Đồng Euro từng đạt mức cao trong lịch sử là lúc quy đổi bằng 1,18 USD ngay sau khi được ra mắt vào ngày 1/1/1999. Nhưng sau đó lại bắt đầu trượt dốc, giảm xuống dưới mốc 1 USD vào tháng 2/2000 và chạm mức thấp nhất trong lịch sử là 0,82 USD vào tháng 10/2000.
Năm 2002, đồng Euro tăng trên mức ngang giá so với đồng USD do thâm hụt thương mại lớn ở Phố Wall và các vụ bê bối kế toán đè nặng lên đồng USD.
Đến hiện nay, trên nhiều phương diện có vẻ như câu chuyện của đồng Euro cũng là câu chuyện của đồng USD, do đồng USD vẫn là loại tiền tệ thống trị đối với thương mại thế giới và dự trữ của ngân hàng trung ương.
Bên cạnh đó, so với tiền tệ của các đối tác thương mại lớn khác, đồng USD đã dao động ở mức cao nhất trong 20 năm qua.
Ngoài ra, đồng USD cũng được hưởng lợi từ vị thế là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư trong những thời điểm không chắc chắn của kinh tế toàn cầu.
Nhiều nhà phân tích cho rằng sự trượt giá của đồng Euro là do dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nhanh chóng tăng lãi suất, để chống lại lạm phát gần chạm mốc cao nhất trong 40 năm qua.
Khi FED tăng lãi suất, các khoản đầu tư chịu lãi cũng có xu hướng tăng lên. Nếu cơ quan này tăng lãi suất nhiều hơn Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), lãi suất cao hơn sẽ thu hút các quỹ đầu tư rời khỏi đồng Euro, để đầu tư bằng đồng USD.
Các nhà đầu tư này sẽ phải bán Euro và sử dụng USD để mua các tài sản này. Điều này sẽ khiến đồng Euro giảm và đồng USD tăng giá.
Tháng trước, lần đầu tiên ECB đã tăng lãi suất sau 11 năm, lật đổ kỳ vọng 0,5 điểm phần trăm. Một đợt tăng lãi suất khác dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9 năm nay. Nhưng nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái, điều này có thể sẽ ngăn cản một loạt các đợt tăng lãi suất của ECB.
Hiện tại, nền kinh tế Mỹ có vẻ đang mạnh hơn, đồng nghĩa là FED có thể sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách và nới rộng khoảng cách lãi suất.
Khách du lịch Mỹ ở châu Âu sẽ thấy hóa đơn và vé nhà hàng, khách sạn rẻ hơn. Đồng Euro yếu hơn có thể khiến hàng hóa xuất khẩu của châu Âu cạnh tranh hơn về giá trên thị trường Mỹ.
Mỹ và EU là các đối tác thương mại lớn, vì vậy những thay đổi về tỷ giá hối đoái sẽ được theo dõi một cách thận trọng.
Tại Mỹ, đồng USD mạnh hơn đồng nghĩa với việc giảm giá hàng hóa nhập khẩu – từ ô tô, máy tính đến đồ chơi và thiết bị y tế – có thể giúp kiềm chế lạm phát.
Các công ty Mỹ kinh doanh nhiều ở Châu Âu sẽ thấy ít doanh thu hơn khi họ mang doanh thu kiếm được về nước. Nếu thu nhập từ đồng Euro vẫn dùng để trang trải chi phí hoạt động ở châu Âu, thì vấn đề tỷ giá hối đoái sẽ trở nên ít quan trọng hơn.
Một mối lo ngại lớn ở Mỹ là đồng USD mạnh hơn sẽ làm cho các sản phẩm do Mỹ sản xuất đắt hơn ở thị trường nước ngoài, làm gia tăng thâm hụt thương mại và giảm sản lượng kinh tế, đồng thời tạo lợi thế về giá cho các sản phẩm nước ngoài tại Mỹ.
Đồng Euro yếu hơn có thể là một vấn đề đau đầu đối với ECB, vì điều này đồng nghĩa với việc giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn, đặc biệt là dầu vốn được định giá bằng USD.
Mặt khác, ECB phải đối mặt với một nghịch lý: Ngân hàng trung ương đang tăng lãi suất để chống lạm phát, nhưng lãi suất cao hơn cũng khiến chậm tăng trưởng kinh tế.
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…