Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký 19 hợp đồng để mua điện từ 26 nhà máy thủy điện Lào với tổng công suất 2.689 MW.
Thông tin trên được đưa ra tại phiên họp tại trụ sở Chính phủ Việt Nam giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone về hợp tác song phương giữa hai nước, ngày 7/1.
Việt Nam và Lào đã hoàn thành đàm phán và thỏa thuận về giá mua bán điện từ Nhà máy thủy điện Xekaman 3.
Hai bên cũng đã khánh thành và bàn giao, đưa vào khai thác sân bay Nong Khang từ tháng 5/2023. Hai nước cũng tìm ra hướng để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với dự án muối mỏ kali của Vinachem.
Ngoài ra, hai bên đã xử lý xong vấn đề chồng lấn diện tích tô nhượng tại dự án nông nghiệp của Tập đoàn Thaco và tại dự án khai thác bauxite và chế biến Alumine của Tập đoàn Việt Phương.
Trước đó, vào tháng 9/2023, EVN đã đề nghị Bộ Công Thương xem xét, trình cấp có thẩm quyền chủ trương nhập khẩu thêm điện từ Lào để tăng nguồn cung cho miền Bắc vào năm 2025.
Theo Quy hoạch điện VIII và Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Lào năm 2019, Việt Nam sẽ mua 3.000 MW điện từ Lào đến năm 2025 và khoảng 5.000 MW vào năm 2030 và có thể tăng lên 8.000 MW nếu điều kiện cho phép.
EVN liên tục kiến nghị Bộ Công Thương xem xét đẩy nhanh việc nhập khẩu điện từ Lào, sớm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương nhập khẩu điện từ các nhà máy điện gió, thủy điện như Nậm Mô, Houay Koauan với tổng công suất trên 225 MW và phương án đấu nối với dự án điện gió Savan 1 và 2.
EVN cho rằng phải triển khai sớm các đề xuất trên vì từ nay tới năm 2025 chưa có dự án nguồn điện lớn nào vận hành, dẫn tới nguy cơ có khả năng miền Bắc sẽ thiếu điện vào cao điểm mùa khô hai năm tới.
Cụ thể, miền Bắc có thể thiếu trên 3.630 MW và sản lượng khoảng 6,8 tỷ kWh trong cao điểm mùa khô (tháng 5-7) năm 2025 do các nguồn điện mới vào vận hành rất ít, chủ yếu rơi vào thời điểm cuối năm.
Năm 2023, vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào là 116,6 triệu USD, tăng 65,3% so với năm 2022. Vốn thực hiện lũy kế đạt khoảng 2,75 tỷ USD. Các doanh nghiệp đã đóng góp thuế và nghĩa vụ tài chính khác trong 5 năm trở lại đây khoảng 200 triệu USD/năm; lũy kế từ năm 2015 đến nay khoảng 1,7 tỷ USD; đóng góp 150 triệu USD cho công tác an sinh xã hội.
Ở chiều ngược lại, Lào hiện có 18 dự án đầu tư đang triển khai ổn định tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt trên 110 triệu USD. Doanh nghiệp Lào được các cơ quan chức năng của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đầu tư, kinh doanh.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục đối mặt với khó khăn, nhu cầu tiêu dùng suy giảm, năm 2023, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 1,6 tỷ USD, giảm nhẹ 2,1% so với cùng kỳ năm 2022 nhưng giá trị nhập khẩu từ Lào tăng 4,2%.
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…