Kinh tế bắt đầu dấu hiệu phục hồi kể từ Quý 3/2016, đặc biệt là khu vực công nghiệp chế biến chế tạo. Mặc dù vậy, GDP cả năm 2016 được dự báo chỉ ở mức 6,3% – thấp hơn nhiều so với mục tiêu đầu năm của Quốc hội là 6,7%.
Những thông tin trên là từ Báo cáo Tình hình kinh tế tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2016 (Báo cáo) của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.
Ủy ban nhận định GDP tăng thấp hơn so với kế hoạch và so với năm 2015 do tổng cung yếu, đặc biệt ở ngành Khai khoáng và Nông nghiệp; trong khi đó tổng cầu tăng ở mức khá. Nếu loại trừ ngành Khai khoáng và Nông nghiệp GDP của Quý 3/2016 có thể đạt 7,7%, tăng cao hơn mức 7,1% cùng kỳ năm 2015. Để bổ sung cho nhận định này, Báo cáo dẫn chứng số liệu tăng trưởng khá hơn của ngành công nghiệp chế biến chế tạo và khu vực dịch vụ so với cùng kỳ năm 2015 và so với các quý trước đó.
Về phía tổng cầu, tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng khá (9 tháng đầu năm 2016 ước đạt 33,1% GDP, cao hơn cùng kỳ năm 2015), tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ/GDP ước đạt 85,8%, cao hơn mức 77,3% của năm 2015.
Dựa trên số liệu tăng trưởng loại trừ yếu tố mùa vụ và Chỉ số dẫn báo (chỉ số LEI do UBGSCTQG công bố cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu thoát đáy kể từ Quý 1/2016), Báo cáo khẳng định tăng trưởng bắt đầu phục hồi từ Quý 3/2016.
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng tăng trưởng kinh tế có thể sớm phục hồi song tính bền vững thấp và sức bật của nền kinh tế không mấy khả thi bởi các bất cân đối của nền kinh tế vẫn hiện hữu và ngày một trầm trọng; trong khi cơ cấu kinh tế lạc hậu và nhiều rủi ro cần nhiều thời gian, phương hướng và chi phí để dịch chuyển.
Ví dụ, ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã trở thành động lực cho tăng trưởng trong vài năm trở lại đây và một trong những căn cứ để nhận định GDP đã phục hồi do tốc độ tăng của ngành khả quan. Tuy nhiên, tăng trưởng của công nghiệp chế biến chế tạo chủ yếu đến từ khu vực FDI, nơi phần lớn là gia công các sản phẩm linh kiện điện tử, giá trị gia tăng thấp. Trong Quý 1/2016, tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo đột ngột giảm mạnh (sản lượng điện thoại bị cắt giảm mạnh trong giai đoạn này) khiến GDP của Việt Nam xuống thấp. Điều này cho thấy khi tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài, sản xuất gia công xuất khẩu thì tính bền vững của tăng trưởng sẽ thấp. Bên cạnh đó, sản xuất trong nước yếu kém, giá trị gia tăng thấp
>> Tái cấu trúc còn nhiều hạn chế; nguyên nhân khiến tăng trưởng trì trệ?
Mặt khác, sự suy giảm của ngành Nông nghiệp là rất đáng báo động. Tuy đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng GDP chiếm tỷ trọng thấp hơn các khu vực khác nhưng đây lại là khu vực chiếm lượng lớn lực lượng lao động. Sự suy giảm của khu vực này tác động lớn tới ổn định, an sinh xã hội và ảnh hưởng tiêu cực tới nhóm dân cư thu nhập thấp của Việt Nam tại vùng nông thôn và miền núi.
Bên cạnh đó, xét trên góc độ tổng cầu, mặc dù Báo cáo có nhận định tổng cầu duy trì ở mức khá song trên thực tế tốc độ tăng của chỉ số Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (đã loại trừ yếu tố giá, là chỉ số đại diện cho tiêu dùng) đã giảm so với năm 2015; trên thực tế chỉ số này tính từ đầu năm 2016 liên tiếp thấp hơn so với cùng kỳ 2015; báo hiệu sức cầu của nền kinh tế trong nước yếu đi.
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…