GDP tăng trưởng chậm, nền kinh tế tiếp tục đối mặt nhiều thách thức

Không quá bất ngờ khi tăng trưởng GDP Quý I thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, khiến tăng trưởng cả năm 2017 có nguy cơ chỉ đạt 6 – 6,2%. Tăng trưởng thấp bộc lộ rõ hơn rủi ro phụ thuộc vào khu vực nước ngoài, trong khi nội lực nền kinh tế yếu, cải cách thể chế chậm chạp. Hệ quả là các bất cân đối vĩ mô sẽ trở nên trầm trọng hơn, bội chi tăng, lãi suất tăng, tỷ giá tăng… tác động xấu tới khu vực doanh nghiệp, thu nhập và tiêu dùng của người dân.

Mức tăng trưởng 5,1% theo năm trong Qu‎ý I năm nay là mức tăng thấp nhất kể từ 2014, và cách xa mức 6,7% trong quý trước đó, theo Tổng cục Thống kê. Mức tăng này cũng không đạt dự báo trung bình 6,3% trong năm 2017 mà ngân hàng Phát triển Châu Á đưa ra.

“Nếu không có đột biến gì lớn thì khó có thể đạt tăng trưởng 6,7%”, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết.

“Công nghiệp tăng thấp nhất kể từ năm 2011 đến nay, điều này kéo tụt tăng trưởng GDP, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đất nước”, ông Lâm nói thêm.

Rủi ro khi tăng trưởng nền kinh tế phụ thuộc lớn vào FDI

Theo phân tích của Bloomberg và hãng tin AFP, quyết định giảm sản lượng điện thoại Note 7 của Samsung là một trong các l‎y do khiến kinh tế Việt Nam tăng trưởng mức chậm nhất trong quý‎‎ I. Sản lượng tập đoàn Samsung tại Việt Nam giảm 38% trong Quý I và ngành điện tử chiếm khoảng 1/3 lượng xuất khẩu 40 tỷ USD của Việt Nam.

Chưa thấy dấu hiệu nào hỗ trợ tăng trưởng trong mọi khu vực của nền kinh tế

Tại đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng khô hạn, xâm ngập mặn gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong khu vực.

Về công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chỉ tăng 3,85% so với cùng kỳ, thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây, trong đó ngành khai khoáng sụt giảm mạnh 11,4% so với cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng trưởng 8,3%, tăng thấp nhất kể từ năm 2015; ngành xây dựng tăng 6,1%, thấp hơn so với mức 8,6% của năm 2016.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước Quý I các năm 2015, 2016 và 2017

      Tốc độ tăng so với Quý I năm trước (%) Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng Quý I năm 2017
(%)
Quý I năm 2015 Quý I năm 2016 Quý I năm 2017
Tổng số 6,12 5,48 5,10 5,10
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,25 -1,31 2,03 0,24
Công nghiệp và xây dựng 8,74 7,16 4,17 1,46
Dịch vụ 5,68 5,98 6,52 2,65
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,51 6,05 6,00 0,75

Nguồn: TCTK

Năm 2017, Quốc hội đặt mục tiêu kế hoạch tăng trưởng GDP tăng trưởng 6,7%. Theo ông Lâm, đây là thách thức của nền kinh tế với kết quả Quý I, trong bối cảnh FED tăng lãi suất đồng USD, tạo áp lực lên tỷ giá, nhập siêu, lạm phát.

“Dự báo kinh tế nước ta sẽ có nhiều thách thức hơn thuận lợi, khó có thể đạt được mục tiêu đã đề ra”, ông Lâm nói.

(Ảnh: Shutterstock)

Tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng không chỉ bởi TPP mà chủ yếu là cải cách thể chế (trong đó có môi trường kinh doanh) còn quá chậm

Với kết quả tăng trưởng trì trệ của Quý I/2017, khả năng GDP cả năm 2017 chỉ có thể đạt 6-6,2%. Điều này không khó dự báo khi kế hoạch tăng trưởng năm 2017 dựa trên các giả định tích cực khi TPP thành công, nền tảng thể chế được cải cách mạnh mẽ và môi trường kinh doanh khởi sắc.

Tuy nhiên, cho đến nay, TPP đã tạm dừng sau khi Mỹ rút khỏi cuộc chơi, các dự án dở dang hướng tới TPP tại Việt Nam cũng dừng lại. Nhưng đó chưa phải là nhân tố quan trọng nhất, quan trọng hơn cả, trong một năm qua, thể chế và môi trường kinh doanh chưa có bước chuyển mình mạnh mẽ. Nhiều chính sách vỗ về doanh nghiệp ra đời nhưng chưa đi vào thực tế bởi các vướng mắc chồng chéo về khuôn khổ pháp lý, thiếu hụt nguồn lực.

Nợ công, lãi suất sẽ tiếp tục chịu áp lực lớn, doanh nghiệp và người tiêu dùng tiếp tục đối diện với một năm đầy thách thức

Mức tăng trưởng thấp của năm ngoái đã khiến nợ công vượt trần và bội chi vượt ngưỡng kế hoạch, lên tới 5,7% của GDP. Năm nay, dự báo tăng trưởng tiếp tục thấp hơn nhiều so với kế hoạch khiến kịch bản cũ sẽ diễn ra.

Khi chi tiêu của chính phủ tăng quá cao so với nguồn thu, cầu tiền của Chính phủ sẽ tăng mạnh và như vậy lãi suất khó có thể hạ; do lãi suất trái phiếu chính phủ tăng, lãi suất huy động của ngân hàng cũng sẽ tăng và tác động tới việc tăng lãi suất cho vay tới doanh nghiệp và tiêu dùng cá nhân. Ngoài ra, lãi suất khó có thể giảm khi các ngân hàng thương mại (NHTM) còn đang gánh một khoản nợ xấu khổng lồ tại VAMC, các NHTM phải trích dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu bán cho VMAC, áp lực tìm kiếm lợi nhuận đối với NHTM lớn hơn và bởi vậy họ khó lòng hạ lãi suất cho vay doanh nghiệp và tiêu dùng. Điều này khiến chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng cao, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm tiêu dùng trong khu vực dân cư.

Chân Hồ (T/h)

Chân Hồ

Published by
Chân Hồ

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

25 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

52 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

1 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago