Giá vàng rớt thấp nhất trong 3 tháng, SJC còn gần 68 triệu đồng/lượng

Vàng trong nước có phiên giao dịch với mức giá 67,9 triệu đồng/lượng, thấp nhất trong vòng 3 tháng gần đây. Tuy vậy, hiện vàng SJC vẫn duy trì cao hơn giá vàng thế giới gần 18 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới liên tục giảm nhưng mức chênh lệch với vàng SJC vẫn dao động khoảng 18 triệu đồng/lượng. (Ảnh minh họa: Jaroma/Shutterstock)

Sáng ngày 17/7, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức 67,3 – 67,9 triệu đồng/lượng, giảm khoảng 50.000 đồng/lượng cả hai chiều mua bán so với phiên trước.

Còn Tập đoàn vàng bạc đá phú Phú Quý niêm yết ở mức 67,3 – 67,9 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng/lượng. Nhẫn tròn trơn niêm yết ở mức 52,2 – 53 triệu đồng/lượng, giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó.

Trên thị trường quốc tế, sáng 17/7 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ giảm 25,2 USD xuống mức 1.710,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 8/2022 trên sàn Comex New York giảm 29,7 USD xuống 1.705,8 USD/ounce. Giá vàng thế giới ghi nhận mức giảm 2,2% trong tuần qua và là tuần giảm giá thứ năm liên tiếp.

Theo tỷ giá hiện hành, giá vàng thế giới khoảng 49,8 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế phí) và thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 18 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trên thị trường quốc tế lao dốc xuống đáy trong 11 tháng, gần chạm ngưỡng 1.700 USD/ounce. Nguyên nhân khiến giá vàng liên tục lao dốc do đồng USD tiếp tục tăng giá không ngừng và đạt mức cao nhất trong hai thập kỷ.

Giới chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết có thể sẽ nâng lãi suất 100 điểm phần trăm, mức cao lịch sử trong cuộc họp cuối tháng 7/2022.

Ủy ban châu Âu (EC) hôm 15/7 chính thức đề xuất gói trừng phạt mới nhất áp lên Moskva, trong đó có lệnh cấm nhập vàng Nga.

“Gói trừng phạt hôm nay sẽ đưa ra một lệnh cấm nhập khẩu mới, áp dụng với vàng Nga, đồng thời củng cố chính sách kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao và lưỡng dụng (dùng trong cả quân sự và dân sự)”, EC cho biết trong thông báo, “Những việc này sẽ khớp các lệnh trừng phạt của EU với của G7. Nó cũng giúp EU siết lệnh phong tỏa tài sản”.

Trên thị trường tiền tệ trong nước, ngày 17/7, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.225 đồng/USD, giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước ở mức 22.550 – 23.400 đồng/USD (mua vào – bán ra).

Tỷ giá USD được Ngân hàng TMCP Ngoại thương (VCB) niêm yết ở mức 23.270 – 23.580 đồng/USD (mua vào – bán ra), giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó.

Ở diễn biến liên quan, đồng Euro đã mất giá mạnh kể từ đầu tháng 2/2022, thời điểm đó mỗi Euro tương đương 1,13 USD. Đà giảm giá mạnh hơn bắt nguồn từ việc lo ngại Nga sẽ cắt giảm hoàn toàn khí đốt để đáp trả hoặc các lệnh trừng phạt mới liên quan đến cấm nhập khẩu dầu Nga của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực.

Sau 20 năm đồng Euro mới một lần nữa ngang giá đồng USD. Điều này được cho là báo hiệu nền kinh tế châu Âu đang đi về hướng suy thoái do hậu quả từ cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Tiến Minh

Tiến Minh

Published by
Tiến Minh

Recent Posts

Thủ tướng Ý gọi bản án đối với bà Le Pen là đòn giáng vào nền dân chủ

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã lên án bản án đối với ứng cử viên…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Nga Lavrov: Ukraine không tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn năng lượng

Ukraine đã nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn một phần do Hoa Kỳ làm…

3 giờ ago

Hải Phòng muốn bán hơn 4.100 căn chung cư thuộc tài sản công

UBND TP. Hải Phòng đề xuất được bán nhà ở cho các hộ dân có…

6 giờ ago

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON 95 gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95…

7 giờ ago

Chính sách Thuế quan của Tổng thống Trump và tác động của nó

Ông Trump đã thực hiện cam kết của mình trong chiến dịch tranh cử, trong…

8 giờ ago

Thuế suất 46%, Việt Nam còn 7 ngày để đàm phán, làm dịu tình thế

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lập tổ phản ứng nhanh với thuế quan đối…

9 giờ ago