Categories: Kinh Tế

Go-Jek chuẩn bị gia nhập thị trường Việt Nam sau khi Uber rút lui

Uber chính thức ngưng hoạt động dịch vụ chia sẻ xe tại thị trường Việt Nam từ thứ Hai 9/4 sau khi nhánh hoạt động của Uber tại Ðông Nam Á được sáp nhập với Grab. Trong khi đó, hãng Go-Jek – startup tỷ USD đầu tiên của Indonesia – chuẩn bị tiến vào thị trường Việt Nam.

(Ảnh: Facebook Go-Jek)

Với dân số khoảng 93 triệu người và 45 triệu xe gắn máy trong nước, Việt Nam được coi là thị trường hấp dẫn cho các dịch vụ gọi xe.

Theo trang Dealstreetasia, nhận thức được sự phát triển của dịch vụ gọi xe trong khu vực, ứng dụng gọi xe Go-Jek của Indonesia đang tiến hành tuyển dụng để nhắm vào thị trường Việt Nam, sẵn sàng cạnh tranh với Grab.

Hiện vẫn chưa có thông tin chính thức về ngày cụ thể Go-Jek dự định gia nhập thị trường.

Go-Jek được thành lập năm 2010 tại Indonesia từ dịch vụ xe ôm trên nền tảng di động, thường được gọi là xe ôm công nghệ. Go-Jek phát triển nhanh chóng từ một ứng dụng kết nối xe máy thành nền tảng cung cấp đa dịch vụ. Go-Jek hiện dẫn đầu thị trường gọi xe với khoảng 900.000 tài xế đối tác tại Indonesia và đã có mặt trên 50 thành phố khắp thế giới.

(Ảnh: Facebook Go-Jek)

Bên cạnh dịch vụ Go-Ride và Go-Car tương tự như Grab và Uber tại Việt Nam, Go-Jek còn phát triển dịch vụ giao thức ăn nhanh Go-Food, dịch vụ giao hàng Go-Send, dịch vụ mua sắm tạp hóa Go-Mark, dịch vụ đặt xe tải Go-Box, dịch vụ mua vé Go-Tix, dịch vụ trung gian y tế Go-Med, dịch vụ thanh toán Go-Pay, và dịch vụ cung cấp các tiện ích khác cho cuộc sống như massage, vệ sinh, làm đẹp Go-Life.

Nếu Go-Jek triển khai các dịch vụ này tại Việt Nam, thì không chỉ ngành taxi và xe ôm bị cạnh tranh mà còn nhiều lãnh vực khác nữa.

Go-Jek có sự hỗ trợ là nền tảng của 2 “gã khổng lồ” Google và Tencent. Gần đây, quỹ đầu tư vào Go-Jek tiếp tục được mở rộng khi huy động được hơn 1.5 tỷ USD – tăng 25% so với kế hoạch ban đầu. Không những thế hàng chục nhà đầu tư bao gồm BlackRock và Google đã rót thêm 5 tỷ USD vào quỹ này. Go-Jek cũng vừa xác nhận vào tháng 2 vừa qua rằng công ty đã nhận được khoản tài trợ trị giá 150 triệu USD từ tập đoàn Astra International –  doanh nghiệp hàng đầu Indonesia và một khoản tài trợ khác chưa được tiết lộ từ công ty đầu tư Global Digital Niaga (GDN).

Các nhà phân tích nói rằng Việt Nam sẽ lúng túng trong việc quản lý đối với với các dịch vụ này. Cho đến nay Việt Nam vẫn chưa định danh được đây là loại hình kinh doanh gì. Sắp tới sẽ có thêm nhiều dịch vụ mà Go-Jek sẽ đưa vào, chưa biết Việt Nam sẽ phản ứng ra sao.

Tại Indonesia, hiện chính quyền nước này đã có những bước đi thắt chặt quản lý đối với các ứng dụng của kinh tế chia sẻ như Go-Jek. Theo đó, chính phủ Indonesia đã xây dựng xong một quy định mới bắt buộc các công ty gọi xe phải xin giấy phép từ Bộ Giao thông Indonesia để cung cấp dịch vụ vận tải công cộng. Quy định mới này sẽ được đưa ra trao đổi với các bên liên quan trong một hoặc hai ngày tới. Chính phủ Indonesia sẽ bảo đảm tính cạnh tranh trên thị trường gọi xe sau khi hãng Uber bán mảng kinh doanh ở Đông Nam Á cho đối thủ Grab.

Thanh Thuỷ  (t/h)

Xem thêm:

Thanh Thuỷ

Published by
Thanh Thuỷ

Recent Posts

Ông Lê Tùng Vân bị tuyên 3 năm tù trong phiên tòa xử kín

Ông Lê Tùng Vân, 93 tuổi, bị tuyên phạt 3 năm tù vì tội Loạn…

14 phút ago

[VIDEO] ‘Phóng viên nhí’ hỏi, Nhà Trắng trả lời

Tthư ký báo chí Nhà Trắng đã nhận một loạt câu hỏi bất ngờ từ…

3 giờ ago

Các phái đoàn từ hơn 100 quốc gia sẽ tham dự cuộc họp an ninh tại Moskva

Cuộc họp Cao ủy Quốc tế lần thứ 13 về các Vấn đề An ninh…

3 giờ ago

Cổ phiếu rượu giảm mạnh sau khi ĐCS Trung Quốc yêu cầu các quan chức tiết chế chi tiêu tiệc tùng

Cổ phiếu Mao Đài Quý Châu giảm 1,4%; Cổ phiếu Lô Châu Lão Kiện giảm…

3 giờ ago

Làm thế nào để trở thành một ‘thế lực’ tích cực trên thế giới

Sự tích cực, vẻ đẹp và sức mạnh của mỗi cá nhân, sẽ tỏa sáng…

3 giờ ago

Israel phản pháo Anh về việc đình chỉ đàm phán thương mại, bác bỏ ‘áp lực bên ngoài’

Bộ Ngoại giao Israel đã đưa ra một tuyên bố gay gắt sau khi Anh…

3 giờ ago