Góc nhìn chuyên gia

Chuyên gia cảnh báo Suy thoái siêu lạm phát

Nền kinh tế do người tiêu dùng thúc đẩy đang gặp phải vấn đề khi thu nhập không theo kịp sự gia tăng của chi phí sinh hoạt. Tình trạng vỡ nợ thẻ tín dụng, việc lạm dụng đòn bẩy để xoa dịu nợ xấu và mặt bằng lãi suất cao đang đẩy nền kinh tế bước vào ngưỡng suy thoái siêu lạm phát.

Chuyên gia phân tích tài chính Lynette Zang, CEO Zang Enterprise. Ảnh Kitco News.

Nhà phân tích tài chính Lynette Zang, CEO Công ty Zang cảnh báo về một cuộc suy thoái siêu lạm phát, chỉ ra các vấn đề mang tính hệ thống trong hệ thống tài chính toàn cầu. Bà nhấn mạnh tính không bền vững của mức nợ hiện tại và khả năng phải thiết lập lại nền kinh tế là rất cao.

Bà giải thích nền kinh tế do người tiêu dùng thúc đẩy đang gặp vấn đề vì thu nhập hiện nay đang ngày càng không theo kịp chi phí sinh hoạt, buộc mọi người phải dựa vào thẻ tín dụng. Tình trạng nợ thẻ tín dụng đang ở mức tới hạn, hay nói cách khác người tiêu dùng không thể tiếp tục nợ được nữa. Đây không phải là vấn đề của cá nhân mà của các chính phủ và các tập đoàn, còn các cá nhân thì chẳng có lựa chọn nào khác.

Theo dữ liệu của BankRegData, tình hình vỡ nợ thẻ tín dụng tại Mỹ đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2010. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, các công ty cho vay thẻ tín dụng đã phải xóa sổ 46 tỷ đô la tiền nợ quá hạn, con số tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy dấu hiệu đáng lo ngại về sức khỏe tài chính của nhiều người Mỹ.

Tình hình vỡ nợ cũng sẽ không thuyên giảm khi Cục Dữ trữ Liên bang giữ nguyên quan điểm về lãi suất cao trong năm nay.

Hệ thống ngân hàng như một “sòng bạc lớn”

Hệ thống ngân hàng đã chuyển từ hoạt động cho vay truyền thống sang các giao dịch có tính rủi ro cao. “Các ngân hàng kiếm được nhiều tiền hơn từ các giao dịch rủi ro. Các nhà băng nay đã biến thành các sòng bạc lớn, và các sòng bạc này càng ngày càng rủi ro cao hơn” – Bà Zang nêu.

Sử dụng đòn bẩy nhiều hơn, hay “nợ chồng nợ chồng nợ” khiến hệ thống dễ sụp đổ. “Đòn bẩy bên trong khiến mọi thứ trông có vẻ tuyệt vời trong một phút”, bà Zang mô tả, “nhưng khi nó sụp đổ, nó sẽ kéo theo mọi thứ. Đó là một hố đen. Đó là điều đang xảy ra với các ngân hàng”.

Điểm tới hạn và siêu lạm phát

Nền kinh tế toàn cầu thực chất đã đạt đỉnh điểm vào năm 2008 và giờ tác động mới biểu hiện ra. Tốc độ lưu thông tiền tệ, hay tốc độ tiền trao tay đã tăng đột biến đang kích hoạt siêu lạm phát. Dường như có điều gì đó đang thay đổi trong nội tại nền kinh tế.

Mỹ khởi động năm 2025 với hơn khoản nợ hơn 36 ngàn tỷ đô la, đây là con số rất  căng thẳng. Cục Dự trữ Liên bàng và các ngân hàng trung ương lại làm trầm trọng thêm vấn đề bằng cách mua lại các khoản nợ, chẳng khác gì “in thêm” tiền, đẩy nhanh tình thế tới điểm chạm siêu lạm phát.

“Điều đó không thể tránh khỏi. Chúng ta đang rơi vào tình trạng suy thoái siêu lạm phát. Và thật không may, không có lựa chọn nào khác vì chúng ta phải thiết lập lại một hệ thống mới. Chúng ta đang ở một vị thế cực kỳ nguy hiểm và điều quan trọng lúc này là mọi người phải tự tạo ra sự an toàn cho chính mình” – Bà Zang cho biết.

Theo Kitco News,

Nguyên Hương dịch

 

Published by

Recent Posts

Vụ ám sát cựu Tổng thống Kennedy: FBI phát hiện 2400 hồ sơ mới liên quan

FBI cho biết hôm thứ Ba (11/2), họ đã phát hiện 2400 hồ sơ mới…

25 phút ago

Ngoại Trưởng Rubio: Ông Trump muốn giải cứu toàn bộ công dân Hoa Kỳ bị giam tại Nga

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump quyết tâm bảo đảm đưa toàn bộ công dân…

28 phút ago

Elon Musk kêu gọi cải tổ sâu rộng NATO

NATO cần một cuộc đại cải tổ sâu rộng, theo quan điểm của tỷ phú…

45 phút ago

Tổng thống Trump muốn đóng cửa Bộ Giáo dục Mỹ “ngay lập tức”

Hôm thứ Tư (12/2) Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông muốn đóng cửa…

57 phút ago

TP.HCM đón mưa lớn trái mùa tháng 2 bất thường trong hàng chục năm qua

Trận mưa đêm 12 và rạng sáng 13/2 ghi nhận được tại một số trạm…

1 giờ ago

Ukraine kiên định muốn gia nhập NATO bất chấp ý kiến của chính quyền Trump

Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bác bỏ khả năng Ukraine trở thành thành…

3 giờ ago