Google và Microsoft đẩy mạnh dịch chuyển sản xuất ra ngoài Trung Quốc

Nhằm tránh tác động của dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc đối với ngành công nghiệp điện tử toàn cầu, Google và Microsoft đang đẩy mạnh việc dịch chuyển các dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh và máy tính từ Trung Quốc Đại Lục sang khu vực Đông Nam Á. Nhiều hãng sản xuất khác cũng đang xem xét vấn đề này.

Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 Google và Microsoft đang đẩy nhanh việc dịch chuyển các nhà máy sản xuất điện thoại thông minh hoặc sản phẩm máy tính ra ngoài Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)

Tờ Nikkei Asian Review hôm 26/2 đưa tin, Google sẽ bắt đầu sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam vào tháng 4 sắp tới, trong khi Microsoft cũng đang lên kế hoạch sản xuất máy tính xách tay và máy tính để bàn tại Việt Nam vào đầu quý hai năm nay.

Theo đó, Google đã lên kế hoạch bắt đầu sản xuất các sản phẩm điện thoại thông minh giá rẻ Pixel 4A mới tại Việt Nam sớm nhất là trong tháng 4/2020. Mẫu flagship đời tiếp theo, dự kiến có tên Pixel 5, cũng sẽ được sản xuất tại Đông Nam Á vào nửa cuối năm nay.

Ngoài Việt Nam, Google cũng đã yêu cầu một đối tác sản xuất lâu năm thiết lập dây chuyền sẵn sàng ở Thái Lan cho các sản phẩm liên quan đến “nhà thông minh”, bao gồm cả loa thông minh điều khiển bằng giọng nói như Nest Mini. Dự kiến, các sản phẩm đầu tiên sản xuất tại Thái Lan sẽ xuất xưởng ngay trong nửa đầu năm nay.

Trong khi đó, Microsoft dự kiến sản xuất dòng Surface, bao gồm cả máy tính xách tay và máy tính để bàn, ở miền bắc Việt Nam trong quý II/2020. “Sản lượng ban đầu tại Việt Nam sẽ thấp, nhưng sẽ tăng dần và đây là hướng đi mà Microsoft muốn”, một giám đốc chuỗi cung ứng nói với Nikkei.

Các nguồn tin tiết lộ rằng Google và Microsoft đã sớm có kế hoạch dịch chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ. Nhưng đến nay, dù Washington và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một, nhưng những nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh đã khiến họ củng cố thêm quyết tâm rút khỏi Trung Quốc. “Sự bùng phát của virus corona chỉ củng cố quyết tâm của họ“, nguồn tin cho hay.

“Dịch bệnh COVID-19 bùng phát bất ngờ chắc chắn sẽ thúc đẩy các công ty điện tử tiếp tục tìm kiếm năng lực sản xuất bên ngoài Trung Quốc”, một giám đốc chuỗi cung ứng khác cho biết, “Không ai có thể bỏ qua rủi ro sau chuyện này. Vấn đề không chỉ là chi phí, mà còn là nguy cơ bị gián đoạn trong chuỗi cung ứng”.

So sánh với nhiều công ty công nghệ Apple, HP hay Dell, các công ty Internet như Google hay Microsoft dễ chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc hơn. Thêm nữa, Google và Microsoft có lợi thế hơn so với các đối thủ nặng ký về phần cứng, như Apple, trong chuyện đa dạng hóa sản xuất để giảm rủi ro tập trung quá mức. Apple bán gần 200 triệu điện thoại thông minh mỗi năm. Còn Google chỉ xuất xưởng 7 triệu chiếc vào năm 2019, theo dữ liệu của IDC. Toàn bộ dòng Surface của Microsoft đã xuất xưởng chỉ 6 triệu chiếc trên toàn cầu vào năm ngoái, ít hơn nhiều so với 17 triệu PC của Apple.

Dù vậy, hầu hết các nhà cung cấp thiết bị điện tử ở Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát. Do đó, những nỗ lực đa dạng hóa của Google và Microsoft vẫn gặp thách thức, vì nhiều linh kiện và nguyên liệu cần thiết cho lắp ráp vẫn được sản xuất tại Trung Quốc.

Joey Yen, nhà phân tích công nghệ tại hãng nghiên cứu IDC, nói với Nikkei: “Việc các công ty như Google muốn tăng tốc đa dạng hóa khỏi Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh và chiến tranh thương mại là khá hợp lý. Nhưng ngay cả khi quy trình lắp ráp cuối cùng nằm ngoài Trung Quốc, các nhà cung cấp vẫn cần vận chuyển một số linh kiện từ nước này. Đó là vấn đề của hệ sinh thái chuỗi cung ứng, cần có thời gian để xây dựng lại.”

Theo CNBC, mới đây, IPC (một nhóm thương mại đại diện cho các nhà sản xuất hợp đồng và các nhà cung cấp linh kiện điện tử khác, cũng như một số nhà sản xuất OEM, có thương hiệu hợp đồng với các công ty Trung quốc) đã nhận định, sự gián đoạn trong sản xuất của các nhà cung cấp công nghiệp điện tử có thể khiến việc sản xuất sản phẩm hoặc giao hàng bị trì hoãn trong vài tuần. 

Shawn DuBravac, nhà kinh tế trưởng tại IPC cho biết, các nhà sản xuất đều lo ngại về vấn đề này. IPC đã tiến hành khảo sát từ ngày 11-16/2 và nhận được 150 phản hồi cho thấy, 84% các nhà sản xuất lo ngại về sự chậm trễ liên quan đến vụ dịch. Trung bình, các nhà sản xuất tham gia khảo sát cho biết, họ dự đoán nhà cung cấp sẽ bị chậm trễ khoảng 3 -5 tuần, nhưng một số nhóm thì dự đoán sự chậm trễ kéo dài lâu hơn, lên đến 9 tuần.

Một số công ty điện tử lớn gần đây cũng đã cảnh báo rằng việc cung cấp thành phẩm sẽ bị hạn chế bởi dịch bệnh COVID-19. Apple dự đoán hồi đầu tháng về việc hãng này sẽ không đạt được mục tiêu doanh thu trong quý 3 do nguồn cung sản phẩm bị hạn chế. Trong khi đó, HP, nhà sản xuất PC lớn thứ hai, cũng đã phải hạ thấp kỳ vọng doanh thu của mình. 

Giám đốc điều hành Lenovo Gianfranco Lanci trong một hội nghị tuần trước cũng đã cảnh báo về việc toàn bộ ngành công nghiệp điện tử sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung.

Minh Ngọc (Theo Nikkei Asian Review, CNBC)

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

17 phút ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

31 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

54 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

2 giờ ago